Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa thu là mùa cốm nhưng trước khi ăn hãy "học thuộc" những điều này để mua được cốm sạch tránh ăn phải cốm tẩm hóa chất

Thứ bảy, 13:27 07/09/2019 | Sống khỏe

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên, trước khi ăn, bạn nên cẩn trọng nơi mua đảm bảo nguồn gốc cũng như tránh tối đa nguy cơ ăn cốm tẩm nhuộm hóa chất.

Khi những cơn gió thu nhè nhẹ buông kèm theo một chút se lạnh vào đầu tháng 9, ấy cũng là lúc báo hiệu mùa cốm mới đã về. Hương cốm thoang thoảng ngay đầu mùa như gợi nhớ gợi thương bao hoài niệm về những thứ truyền thống xa xưa. Cốm không chỉ là món quà truyền thống mà còn là món quà của kỷ niệm, của yêu thương gói ghém. Người ta ăn cốm vào mùa thu không chỉ để thưởng thức mà còn là ôn lại kỷ niệm ấu thơ, và tất nhiên không thể ngó lơ những giá trị dinh dưỡng mà "thức quả của lúa non" mang lại.

Mùa thu là mùa cốm nhưng trước khi ăn hãy học thuộc những điều này để mua được cốm sạch tránh ăn phải cốm tẩm hóa chất - Ảnh 1.

Chất xơ và vitamin trong cốm rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị đầy bụng, táo bón, giảm mỡ máu , ngừa bệnh tim. Ngoài ra, cốm còn chứa chất béo và lipid có công dụng làm đẹp da rất tốt.

Tuy nhiên, trước khi mua cốm cũng như chế biến cốm thành nhiều món ăn ngon, chuyên gia khuyến cáo cần ghi nhớ những điều sau:

Cẩn trọng để loại bỏ nguy cơ ăn cốm tẩm hóa chất

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), điều đáng lo ngại nhất khi ăn cốm là chẳng may ăn phải cốm tẩm hóa chất. Cốm dù được nhuộm những chất màu được phép cũng độc hại cho sức khỏe vì đây là thực phẩm ăn trực tiếp và không được kiểm soát hàm lượng chất màu.

Chuyên gia nhấn mạnh: "Bất kể là chất màu nào, dù được phép sử dụng cũng là nguy hiểm khi phun vào cốm. Bởi vì, các hóa chất tạo màu này cũng chỉ được phép sử dụng trong ngưỡng nhất định, nhưng thực tế thì chẳng ai kiểm soát được hàm lượng sử dụng các hóa chất này. Cốm được ăn trực tiếp, do đó, nguy cơ nạp hóa chất vào cơ thể cực lớn".

Mùa thu là mùa cốm nhưng trước khi ăn hãy học thuộc những điều này để mua được cốm sạch tránh ăn phải cốm tẩm hóa chất - Ảnh 2.

Điều đáng lo ngại nhất khi ăn cốm là chẳng may ăn phải cốm tẩm hóa chất.

Tinh ý nhận biết cốm sạch – cốm tẩm hóa chất

Bạn cũng có thể nhận biết cốm sạch – cốm nhuộm hóa chất nếu tinh ý. Cốm nhuộm có màu vàng xanh tươi, màu không thật, còn cốm không nhuộm thì có màu vàng của lá lúa héo, màu xỉn hơn, hơi xám xám, có màu vàng ánh lục.

Nên ăn cốm được mua vào ngay buổi sáng sớm

Theo chuyên gia, muốn mua được cốm ngon nhất, bạn nên mua cốm vào buổi sáng vì đây thường là thời điểm cốm tươi mới nhất, có hương thơm tự nhiên quyến rũ nhất, khi ăn vào không sợ cứng hoặc đã bị hỏng.

Mùa thu là mùa cốm nhưng trước khi ăn hãy học thuộc những điều này để mua được cốm sạch tránh ăn phải cốm tẩm hóa chất - Ảnh 3.

Muốn mua được cốm ngon nhất, bạn nên mua cốm vào buổi sáng.

Để riêng rẽ từng loại cốm khi mua nhiều loại

Cốm có nhiều loại khác nhau như cốm chiên, cốm dẹt, cốm tròn… Khi mua nhiều loại khác nhau, bạn cần để riêng từng gói để tránh nhầm lẫn, làm mất mùi vị hương thơm riêng của từng loại cốm. Đồng thời, ăn riêng từng loại cũng giúp hấp thu chất dinh dưỡng trong cốm tốt hơn.

Ăn phải thịt lợn thối khiến cơ thể bị tàn phá trầm trọng, làm sao để nhận biết? Đọc ngay

Bảo quản đúng cách khi mua về nhưng chưa ăn cốm ngay

Khi mua cốm về chưa ăn ngay, bạn cần để cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến mùi vị của cốm, đánh mất mùi thơm vốn có của cốm. Không nên mua nhiều cốm mà chỉ nên mua đủ lượng ăn trong ngày, tránh để quá lâu. Không nên để tủ lạnh quá lâu có thể khiến cốm bị cứng, mất mùi vị hương thơm vốn có.

Mùa thu là mùa cốm nhưng trước khi ăn hãy học thuộc những điều này để mua được cốm sạch tránh ăn phải cốm tẩm hóa chất - Ảnh 4.

Khi mua cốm về chưa ăn ngay, bạn cần để cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến mùi vị của cốm, đánh mất mùi thơm vốn có của cốm.

Mua cốm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất uy tín

Khi mua cốm, bạn cũng cần xem rõ nguồn gốc, xuất xứ, những nơi sản xuất uy tín để hạn chế tối đa ăn phải cốm nhuộm phẩm màu, hay có đường hóa học, không tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe nói chung về lâu dài.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top