Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mức sinh có xu hướng giảm - thách thức lớn của Vĩnh Long

GiadinhNet - Công tác DS- KHHGĐ Vĩnh Long gặp không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt mức sinh có xu hướng giảm. Tỉnh này đang thực hiện nhiều giải pháp để tiến tới mức sinh thay thế trong năm 2030.

Theo Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, công tác dân số tỉnh đang đối diện nhiều khó khăn, thách thức, trong đó mức sinh có xu hướng giảm, già hóa dân số diễn ra nhanh, tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh tại một số huyện chưa ổn định. Bên cạnh đó, chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung cả nước.

Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh/thành có mức sinh thấp của cả nước, nghĩa là mỗi phụ nữ sinh dưới 2,1 con. Bà Phạm Thị Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của tỉnh Vĩnh Long là 1,81con- trong khi mức sinh thay thế là 2,1 con. 

Tại tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long này, từ năm 2018, mỗi phụ nữ chỉ sinh 1,83 con, tới năm 2020, con số này giảm còn 1,82.

Cũng theo bà Thuận, đáng chú ý từ năm 1999 đến nay, mức sinh của khu vực thành thị tiếp tục giảm thấp, (từ 1,37 con/phụ nữ vào năm 1999 giảm xuống còn 1,34 con/phụ nữ năm 2019), còn mức sinh của khu vực nông thôn thì có xu hướng tăng dần về mức sinh thay thế (từ 1,76 con năm 1999 tăng lên 1,93 con năm 2019).

"Điều này cho thấy, Vĩnh Long cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác truyền thông, nhằm giảm bớt khoảng cách về mức sinh thay thế giữa khu vực thành thị và nông thôn", bà Thuận nhận định.

Nhiều phụ nữ "ngại sinh", sợ ảnh hưởng kinh tế gia đình. Chị Nguyễn Thị Xuân, 30 tuổi, trú xã Tường Lộc (Tam Bình) có 1 con và hiện chưa có kế hoạch sinh con thứ hai. Lý giải cho việc này, chị Xuân cho hay vợ chồng chị đều là công nhân và là trụ cột gia đình phải nuôi con nhỏ, ba mẹ già. "Tôi muốn dừng lại một con để nuôi dạy tốt hơn", chị Xuân nói.

images2411287_BVL_g__11_.jpeg

Vĩnh Long đề ra mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Ảnh minh hoạ

Chia sẻ về nguyên nhân và hệ luỵ của mức sinh thấp, bà Thuận cho rằng do thời gian dài thực hiện mục tiêu giảm sinh, đã làm thay đổi nhận thức người dân về việc thực hiện gia đình quy mô nhỏ; trở thành chuẩn mực thấm sâu trong toàn xã hội; xu hướng kết hôn muộn, sinh ít, sinh thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và kinh tế phát triển dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ,… có tác động nhất định đến mức sinh thấp.

Bên cạnh đó, hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập tại các khu công nghiệp, thiếu chính sách đủ mạnh để người dân ở vùng có mức sinh thấp sinh đủ hai con, đặc biệt là tình trạng nạo phá thai tại các khu vực y tế tư nhân phát triển nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến hậu quả vô sinh ngày càng tăng.

Về hệ lụy thì khi mức sinh xuống thấp dưới mức sinh thay thế sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lực lượng lao động. Hơn nữa, mức sinh thấp còn đẩy nhanh tốc độ già hóa DS sẽ kéo theo gia tăng quỹ phúc lợi xã hội cho người già, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Cùng với mức sinh thấp làm gia tăng các dòng di cư nên kéo theo các dịch vụ đi kèm để cung cấp cho người nhập cư như nhà ở, trường học, bệnh viện,... Điều này gây nguy cơ xung đột do những khác biệt về tôn giáo, văn hóa, kỹ năng làm việc, cạnh tranh việc làm... do quá trình di cư, nhập cư.

Bà Lê Thị Thu Vân, Trưởng Phòng Dân số- Truyền thông, DS- KHHGĐ, cho biết từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tình hình triển khai các hoạt động tuyên truyền. Để khắc phục khó khăn đó, Chi cục DS- KHHGĐ đã tích cực tham mưu Sở Y tế trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác KHHGĐ thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.

Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tiếp tục phấn đấu đạt mức sinh thay thế đảm bảo "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con". Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân làm thay đổi nhận thức và hành vi về sinh sản và KHHGĐ tại địa bàn có mức sinh không ổn định, địa bàn trọng điểm.

Theo Quyết định 2019/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2020 – 2025, có 21 tỉnh, thành phố sau được phân vào vùng mức sinh thấp, bao gồm: TP.HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.


Q.An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top