Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật với công chức, đảng viên sinh con thứ 3

Thứ ba, 14:15 31/12/2024 | Dân số và phát triển

GĐXH – Đây là đề xuất được đưa ra trong bối cảnh mức sinh tại Việt Nam đang giảm thấp nhất lịch sử. Nếu mức sinh tiếp tục giảm và kéo dài sẽ tác động trực tiếp tới quy mô, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lao động, già hóa dân số nhanh, tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

3 năm liên tiếp mức sinh trên toàn quốc dưới mức sinh thay thế

Mới đây, chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dân số còn nhiều khó khăn thách thức.

Theo đó, trong 3 năm liên tiếp, mức sinh trên toàn quốc giảm dưới mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). Cụ thể năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, ước tính năm 2024 giảm còn 1,91 con/phụ nữ, đây là mức giảm thấp nhất trong lịch sử và dự báo xu hướng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Mất cân bằng giới tính khi sinh mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao (ước tính năm 2024 là 112/100).

Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật với công chức, đảng viên sinh con thứ 3 - Ảnh 1.

Thực trạng mức sinh tại Việt Nam từ năm 1960 - 2023. Nguồn: Cục Dân số.

Chia sẻ cụ thể về vấn đề này, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, trong hai thập kỷ qua, tại Việt Nam, mức sinh khu vực thành thị đã xuống dưới mức sinh thay thế, dao động quanh 1,7-1,8 con/phụ nữ.

Mức sinh khu vực nông thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế, ở mức 2,2-2,3 con/phụ nữ. Năm 2023, mức sinh khu vực nông thôn giảm xuống còn 2,07 con, dưới mức sinh thay thế, mức thấp nhất từ trước đến nay.

Theo ông Phạm Vũ Hoàng, hiện tại, 2/6 vùng kinh tế - xã hội (Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ) có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế. Trong khi đó, 3/6 vùng có mức sinh cao trên mức sinh thay thế là ở trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du và miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam bộ) là 0,85 con/phụ nữ.

Phó Cục trưởng Phạm Vũ Hoàng cho biết thêm, tuổi kết hôn trung bình lần đầu thay đổi theo hướng kết hôn muộn hơn. Cụ thể, tăng 1,1 tuổi từ 24,1 tuổi năm 1999 lên 25,2 tuổi năm 2019. Sau 4 năm, tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng thêm 2 tuổi, từ 25,2 tuổi lên 27,2 tuổi. Năm 2023, tuổi trung bình lần đầu kết hôn của nam là 29,3 tuổi, tuổi trung bình kết hôn lần đầu của nữ là 25,1 tuổi.

Đáng chú ý, tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao nhất ở 2 vùng có mức sinh thấp nhất – nhì cả nước là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; Tuổi kết hôn trung bình lần đầu thấp nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nơi có mức sinh cao nhất cả nước.

Cùng với đó, phụ nữ ở thành thị sinh con muộn và ít hơn ở nông thôn. Khu vực thành thị, mức sinh cao nhất là nhóm phụ nữ 25-29 tuổi; Khu vực nông thôn mức sinh cao nhất là nhóm 20-24 tuổi.

Làm gì để mức sinh không "tụt" thấp khiến dân số Việt Nam tăng trưởng âm?

Theo ông Phạm Vũ Hoàng, có 3 giả thiết về mức sinh của Việt Nam trong thời gian tới. Một là, giả thiết về mức sinh thấp: Mức sinh chung của cả nước giai đoạn 2019 - 2069 sẽ bắt đầu từ 2,09 con/phụ nữ năm 2019 và giảm dần ở những năm sau. Đến cuối thời kỳ dự báo, năm 2069, mức sinh của Việt Nam sẽ đạt 1,85 con/phụ nữ.

Hai là, giả thiết về mức sinh trung bình: Mức sinh chung của cả nước giai đoạn 2019 - 2069 sẽ giảm chậm hơn, cố gắng đạt mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Dự đoán đến cuối thời kỳ dự báo, mức sinh của Việt Nam sẽ đạt 2,01 con/phụ nữ.

Ba là, giả thiết về mức sinh cao: Mức sinh chung của cả nước giai đoạn 2019 - 2069 sẽ giữ ổn định, các chính sách về dân số và phát triển thực hiện thành công và đạt mức sinh thay thế (TFR=2,1 con/phụ nữ) vào cuối thời kỳ dự báo.

Theo phương án trung bình, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái "dừng" vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069. Trong trường hợp mức sinh giảm mạnh như phương án thấp thì sau năm 2054, dân số Việt Nam sẽ bắt đầu tăng trưởng âm và mức giảm dân số ngày càng lớn.

Giai đoạn 2054 - 2059, bình quân mỗi năm dân số giảm 0,04%/năm, mức giảm này ở cuối thời kỳ dự báo (2064 - 2069) là 0,18%/năm, tương đương giảm bình quân 200 nghìn người mỗi năm.

Ngược lại, nếu mức sinh thay thế vẫn được duy trì ổn định trong suốt thời kỳ dự báo thì đến cuối thời kỳ dự báo, dân số vẫn tăng nhẹ, bình quân mỗi năm giai đoạn 2064 - 2069, dân số tăng 0,17%, tương đương 200.000 người mỗi năm.

Trước bối cảnh mức sinh giảm dưới mức sinh thay thế và có xu hướng tiếp tục giảm, lãnh đạo ngành Dân số cho biết, thời gian tới cần thúc đẩy và có các chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng, cá nhân sinh đủ hai con. Bên cạnh đó, sửa đổi quy định về xử lý kỷ luật, không xử lý trường hợp sinh từ con thứ 3 trở lên.

Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, giám sát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về dân số, thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Đồng thời lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.

Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật với công chức, đảng viên sinh con thứ 3 - Ảnh 2.

Mức sinh xuống thấp để lại nhiều hệ lụy cho sự phát triển của đất nước. Ảnh minh họa.

Trên thực tế, tại một số địa phương, nhất là những nơi có mức sinh thấp, việc đưa ra các giải pháp giúp "khuyến sinh" và hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con đang được chú trọng.

Đơn cử tại TP.HCM, ông Phạm Chánh Trung, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số TP.HCM cho biết, thời gian qua, ngành dân số của thành phố đã dành rất nhiều thời gian và sự nỗ lực trong công tác tham mưu ban hành chính sách. Mới đây, HĐND TP.HCM đã ban hành Nghị quyết số 40/2024/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 về chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số. 

Số tiền hỗ trợ là 3 triệu đồng đối với phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi tại thành phố và hỗ trợ 2 triệu đồng đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng sống tại xã đảo khi thực hiện tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh.

"Việc hỗ trợ phần kinh phí này chỉ là một trong rất nhiều giải pháp để giải quyết câu chuyện mức sinh thấp của thành phố. Đây là giải pháp đầu tiên và là hỗ trợ một phần cho chi phí y tế khi thực hiện việc thăm khám thai kỳ, thực hiện sàng lọc trước sinh - sàng lọc sơ sinh và chi phí viện phí đồng chi trả sau khi được bảo hiểm y tế thanh toán; thể hiện sự quan tâm của thành phố đối với các cặp vợ chồng đã chung tay thực hiện việc sinh đủ 2 con để góp phần giải quyết bài toán mức sinh thấp", ông Trung cho biết.

Đề xuất không xử lý kỷ luật với đảng viên sinh con thứ 3

Chia sẻ thêm về các giải pháp nhằm hạn chế mức sinh tiếp tục giảm sâu, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số cho biết, Bộ Y tế đang rà soát các chính sách dân số, đồng thời xây dựng báo cáo về Thực trạng và xu hướng mức sinh tại Việt Nam và đề xuất các chính sách trong dự thảo Luật Dân số. Trong đó, có chính sách về duy trì mức sinh thay thế nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, đặc biệt trong bối cảnh mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm liên tục qua các năm gần đây.

Ông Lê Thanh Dũng cho biết, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, xây dựng theo hướng: Chính phủ quy định các biện pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể phù hợp từng thời kỳ và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, giải pháp hỗ trợ, khuyến khích để duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; ưu tiên đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Quy định quyền của cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh; đồng thời quy định nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con.

Riêng quy định xử phạt người sinh con thứ 3 trở lên, người đứng đầu ngành Dân số cho biết, lâu nay, quy định kỷ luật sinh con thứ 3 không áp dụng với người dân.

Đối với đảng viên sinh con thứ 3, Bộ Y tế đang đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản bãi bỏ hoặc ngưng hiệu lực đối với quy định về số con của Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh số 06/2023/PL-UBTVQH1, sửa Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW theo hướng không xử lý kỷ luật đối với trường hợp sinh từ 3 con trở lên.

Ngành Dân số sắp có logo mới

Vừa qua, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số đã ký ban hành quyết định về việc công nhận kết quả và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác Logo ngành Dân số. Theo đó, giải Nhất thuộc về tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên, Trạm Y tế xã An Hồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Theo BTC, các logo đươc chọn phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, thể hiện nét đặc trưng, tính khái quát cao về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đối với phát triển bền vững của đất nước.

Dự kiến, Cục Dân số sẽ công bố mẫu logo mới của ngành Dân số trong thời gian tới.


Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cẩn trọng viêm tuỵ cấp do ăn nhiều chất béo, bia rượu, lười vận động

Cẩn trọng viêm tuỵ cấp do ăn nhiều chất béo, bia rượu, lười vận động

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, béo phì do lười vận động và rượu bia là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm tụy cấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hẹp bao quy đầu và những chú ý về dinh dưỡng sau phẫu thuật

Hẹp bao quy đầu và những chú ý về dinh dưỡng sau phẫu thuật

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cắt bao quy đầu được xem là thủ thuật đơn giản để điều trị hẹp bao quy đầu. Sau phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.

5 điều tuyệt đối không nên làm để bảo vệ 'vùng kín'

5 điều tuyệt đối không nên làm để bảo vệ 'vùng kín'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Lối sống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe âm đạo, vì vậy chị em hãy tránh những việc làm dưới đây để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh.

Công bố kết quả cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số

Công bố kết quả cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Theo cơ cấu giải thưởng quy định tại Thể lệ của cuộc thi, Ban Tổ chức đã chọn ra được 1 Giải nhất và 05 giải Khuyến khích để trao giải.

Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số

Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình trong bối cảnh hiện nay được xem là yêu cầu trọng tâm, bức thiết đối với ngành dân số Thanh Hóa.

5 phương pháp phổ biến điều trị ung thư buồng trứng

5 phương pháp phổ biến điều trị ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc lựa chọn hướng điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng.

Ngành Dân số sắp có Logo mới

Ngành Dân số sắp có Logo mới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải và góp ý về việc sử dụng mẫu Logo mới cho ngành Dân số trong tình hình mới.

Cách sử dụng hạt bí ngô để có giấc ngủ sâu hơn

Cách sử dụng hạt bí ngô để có giấc ngủ sâu hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hạt bí ngô là một vị thuốc được sử dụng từ lâu đời với tác dụng chính là tẩy giun sán, nhưng ít người biết rằng loại hạt này cũng có hiệu quả cải thiện giấc ngủ sâu hơn.

6 đồ uống tốt cho người bị viêm đường tiết niệu

6 đồ uống tốt cho người bị viêm đường tiết niệu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Người bị viêm đường tiết niệu thường điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn một số loại đồ uống phù hợp có thể giúp giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu.

6 dấu hiệu ít nước ối khi mang thai

6 dấu hiệu ít nước ối khi mang thai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi lượng nước ối ít (thiểu ối) có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Top