Muốn tăng cường hệ miễn dịch cho con mùa COVID, cha mẹ cần bổ sung chất gì và cho trẻ ăn gì?
GiadinhNet - Trong lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc cần làm của cha mẹ dành cho bé yêu là nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ đẩy lùi bệnh tật. Chất gì sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch?
Ngoài việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ, kẽm được coi là vi chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch giúp trẻ khoẻ mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Kẽm được coi là vi chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch giúp trẻ khoẻ mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa
Theo BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1, mặc dù kẽm chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể. Các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều căn bệnh nghiêm trọng liên quan tới sự thiếu hoặc thừa chất kẽm trong cơ thể con người, nhất là trẻ em.
Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, đặc biệt phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao hơn người bình thường. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm đầy đủ sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn, đồng thời giúp tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn ở trẻ do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có thể dự phòng thiếu kẽm bằng uống bổ sung kẽm. Tuy nhiên việc uống bổ sung kẽm không thể tùy tiện mà sẽ do cán bộ y tế chỉ định liều dự phòng thiếu kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm. Liều bổ sung dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày. Cụ thể:
• Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
• Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
Có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, cho trẻ kém ăn, chậm tăng cân, trẻ không được bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai.
Hoặc có thể bổ sung kẽm thông qua những thực phẩm giàu kẽm:
Hàu
Lượng kẽm chứa trong hàu: 32 mg trong 6 con hàu sống. Bạn có thể nướng hàu hoặc nấu cháo hàu cho bé thay vì ăn tái để tránh ngộ độc thực phẩm và vi khuẩn.

Hàu là thực phẩm chưá nhiều kẽm. Ảnh minh họa
Thịt bò
Lượng kẽm chứa trong thịt bò: 7 mg trong 93 g thịt bò. Có thể chế biến món bò hầm hoặc làm món thịt bò xào hành tây. Hạn chế cho trẻ ăn bò tái.
Cua
Lượng kẽm chứa trong cua: 4,7 mg trong 1 con cua biển xanh. Nên làm món cua hấp hoặc dùng thịt cua để nấu súp, mì gạo.
Tôm hùm
Lượng kẽm chứa trong tôm hùm: 3,4 mg trong 93 g tôm nấu chin. Nên cho trẻ ăn Tôm hùm hấp.
Sườn lợn
Lượng kẽm chứa trong sườn lợn: 2,9 mg trong 93 g sườn lợn đã nấu chin. Có nhiều cách chế biến sườn lợn như: nấu cháo sườn, canh sườn kết hợp với các loại rau củ quả,
Thịt gà
Lượng kẽm chứa trong thịt gà: 2,4 mg trong 93 g thịt nấu chin. Có nhiều cách chế biến món ăn từ thịt gà như: Gà luộc, cháo gà, súp gà..
Dấu hiệu lâm sàng thiếu kẽm
Một số biểu hiện của thiếu kẽm: biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…), chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp), tổn thương da và niêm mạc, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét), viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông, giảm khả năng phát dục và khả năng sinh sản.
(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Phương Thanh

Những loại rau giúp giảm axit uric trong cơ thể
Sống khỏe - 11 phút trướcĐể hỗ trợ hạ axit uric, bạn hãy thường xuyên ăn những loại rau có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể dưới đây.

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'
Bệnh thường gặp - 21 phút trướcGĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Không ngủ suốt 264 giờ, người đàn ông tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng
Sống khỏe - 15 giờ trướcMột người đàn ông thức trắng suốt 264 giờ đã kể chi tiết về những tổn hại kinh hoàng mà việc này gây ra cho cơ thể và tinh thần của anh.

4 thói quen hàng ngày âm thầm hủy hoại vùng hông của bạn, phụ nữ sau 40 tuổi sẽ xuống dốc rất nhanh
Sống khỏe - 15 giờ trướcKhông phải chuyện thẩm mỹ, 4 thói quen này thực sự hại sức khỏe vùng hông ở chị em sau tuổi 40.

Nghiên cứu của Đại học Harvard đánh giá đây là cách ăn 1:1 giúp giảm cân hiệu quả nhất
Sống khỏe - 19 giờ trướcPhương pháp này giúp giảm cân nhiều hơn 1,29kg so với chế độ ăn kiêng hạn chế calo liên tục.

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thắt lưng, tiểu sẫm màu nhưng tự theo dõi tại nhà và chưa điều trị.

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcLàm sao để biết bạn có đang ở trạng thái "khỏe mạnh toàn diện"?

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ xác định nguyên nhân gây ung thư phổi ở bệnh nhi này không đến từ yếu tố di truyền hay môi trường ô nhiễm thông thường mà là do hít phải khói thuốc lá thụ động từ người cha hút thuốc trong nhà suốt nhiều năm.

Mát xa cổ vai gáy, người đàn ông liệt luôn 2 chân
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác bác sĩ cảnh báo rằng có một bộ phận không được mát xa, nếu không sẽ không chỉ không giảm đau mà còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

4 cách để ăn đồ ăn thừa trữ trong tủ lạnh vừa an toàn vừa tiết kiệm
Sống khỏeGĐXH - Mỗi khi nhìn thấy thức ăn còn thừa trong tủ lạnh, nhiều người thường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Bỏ đi thì tiếc, ăn thì lo".