Nam Định: Đẩy mạnh công tác truyền thông về Dân số và Phát triển
GiadinhNet - Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hàng năm, Nam Định đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ, khống chế được tốc độ gia tăng dân số. Dịch vụ DS-KHHGĐ được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (TP Nam Định) nghe chuyên gia giáo dục sớm phổ biến những kỹ năng cơ bản để phòng chống xâm hại, bảo vệ bản thân. ẢNH: HỒNG MINH
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông
Tại Nam Định, năm 2019, tỷ suất sinh giảm 0,12%o. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,68% so với năm 2018 (đạt chỉ tiêu kế hoạch). Tỷ số giới tính khi sinh là 114,5 bé trai/100 bé gái (đạt chỉ tiêu kế hoạch). Mô hình mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, phổ biến trong xã hội. Công tác dân số của Nam Định có những thành công như hiện nay là kết quả của sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự đổi mới công tác truyền thông Dân số và Phát triển.
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Công tác dân số trong tình hình mới, UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương triển khai Kế hoạch hành động của tỉnh giai đoạn 2016-2020 thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về DS-KHHGĐ; kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản tới các tầng lớp nhân dân.
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh như: Báo Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Y tế, Đài phát thanh các huyện, thành phố và mạng xã hội đẩy mạnh truyền thông về Dân số và Phát triển với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp hướng tới các nhóm đối tượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác sử dụng mạng xã hội Facebook được các đơn vị tích cực triển khai với các chủ đề, hình ảnh và nội dung phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều nhóm đối tượng.
Năm 2019, toàn tỉnh treo 138 băng rôn tại các trục đường chính nhân các dịp Ngày Dân số Thế giới (11/7), Ngày Tránh thai Thế giới (26/9), Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10); Cung cấp 50.000 tờ gấp, sách lật tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đến các đối tượng. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ dân số từ tỉnh đến cơ sở tích cực tham gia các cuộc thi: "Là phụ nữ - tôi chọn sống chủ động"; "Con gái thật tuyệt". Chi cục còn phối hợp với các đoàn thể, địa phương tổ chức 161 buổi nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tại các xã, phường, thị trấn cho trên 21.000 lượt người. Tổ chức 131 buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa về công tác dân số, bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho hơn 12.000 học sinh THCS trong tỉnh. Tổ chức hoạt động tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho đối tượng vị thành niên, thanh niên, công nhân tại các khu công nghiệp; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân…
Tuyên truyền đa dạng, hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể

Tư vấn chính sách DS-KHHGĐ cho hội viên Hội Phụ nữ tại xã Nam Thanh (huyện Nam Trực, Nam Định). ẢNH: VIỆT THẮNG
Nhằm hỗ trợ các địa phương triển khai tốt các hoạt động truyền thông, năm 2019, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn cung cấp thông tin, phương pháp, kỹ năng truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh cho 900 cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số; tổ chức Hội thảo chuyên đề "Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh" với sự tham dự của lãnh đạo các huyện, thành phố… để cập nhật thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ công tác dân số.
Qua các hoạt động tuyên truyền, vận động đa dạng, hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể đã tạo sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân và thay đổi hành vi trong công tác DS-KHHGĐ theo chiều hướng tích cực; tập trung giải quyết toàn diện các vấn đề cơ cấu, chất lượng, duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu "dân số vàng", thích ứng với già hóa dân số và nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới. Hiện nay, các địa phương tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con", bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt.
Đẩy mạnh truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh và chăm sóc người cao tuổi
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 5 hội nghị cung cấp thông tin, phương pháp, kỹ năng truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh cho 600 hội viên phụ nữ.
Thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho trên 1.000 người cao tuổi và người thân của người cao tuổi trên địa bàn TP Nam Định và các huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực.
Trong công tác truyền thông, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cũng chú trọng nêu cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đồng thời truyền thông về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, tạo dư luận xã hội đồng thuận phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi bé trai. Nhiều người đã có ý thức thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số như: Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Hình thành và phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; khơi dậy phong trào trong mọi người dân luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực.
Cùng với hoạt động truyền thông, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức tốt, thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, đặc biệt là triển khai hiệu quả 2 đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ ở trên 200 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thành phố, tập trung tại những địa bàn có mức sinh cao, tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên cao và vùng khó khăn; với tổng mức hỗ trợ là 560 triệu đồng.
Năm 2020, với mục tiêu: Tập trung thực hiện giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3; kiểm soát, khống chế, từng bước giảm điểm tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, từng bước cải thiện nguồn nhân lực, UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai các biện pháp thiết thực trong công tác DS-KHHGĐ.
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức truyền thông về Dân số và Phát triển. Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, đẩy mạnh truyền thông nhân sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý DS- KHHGĐ, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ làm công tác dân số các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông, hướng tới từng nhóm đối tượng, huy động cả cộng đồng thực hiện KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.
Những kết quả đạt được
Kết quả năm 2019, toàn tỉnh Nam Định có 54.688 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mới chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại để thực hiện KHHGĐ. Trong đó: 10.404 ca đặt dụng cụ tử cung, 2.370 ca tiêm thuốc tránh thai, 121 ca cấy thuốc tránh thai, 18.075 người uống thuốc tránh thai, 23.651 người sử dụng bao cao su…
Phụ nữ có thai thường xuyên được cán bộ Trạm Y tế tuyến xã kiểm tra sức khỏe, được theo dõi tiêm phòng đầy đủ, thăm, khám thai kỳ, tầm soát, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Trẻ sơ sinh được lấy mẫu máu gót chân để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh thiếu men G6DP, suy giáp trạng bẩm sinh...; 100% trẻ được tiêm chủng phòng chống các bệnh lây và không lây, được uống đầy đủ vitamin A trong 36 tháng đầu, phòng chống suy dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe trong giai đoạn đầu đời.
Tân Minh

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.