Nam sinh 19 tuổi bị viêm tụy cấp, mỡ máu tăng 100 lần vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Điểm chung của những bệnh nhân bị viêm tụy cấp đều là còn trẻ, thừa cân, ăn quá nhiều, ít vận động và có tiền sử mắc bệnh nhưng không coi trọng.
Mới 19 tuổi, nhưng Tiểu Đông (ở Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc) đã bị chẩn đoán mắc cao huyết áp và tiểu đường từ vài năm trước. Điều đáng nói là thanh niên này thường xuyên ăn đồ ăn sẵn, thực phẩm siêu chế biến chứa nhiều dầu, chất béo và đường, lại ít vận động.
Mặc dù bác sĩ khuyến cáo cần hạn chế tối đa, nhưng nghĩ mình còn trẻ, sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng nên vẫn thường xuyên ăn theo sở thích.
Thời gian gần đây, Tiểu Đông bỗng xuất hiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa nên đã đến viện khám.

Ảnh minh họa
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh viêm tuỵ cấp tính do tăng lipid máu. Bác sĩ cho biết, lipid máu của bệnh nhân đã vượt quá mức tiêu chuẩn 100 lần khi mới nhập viện. Thậm chí, mẫu máu của anh có màu trắng đục như sữa bởi hấp thụ quá nhiều chất béo.
Tiểu Đông đã được đưa vào phòng ICU (phòng điều trị tích cực) trong 2 tuần, bệnh nhân được tiến hành trao đổi huyết tương, lọc máu, chống nhiễm trùng và truyền thuốc ức chế phân hủy trypsin, tăng hoạt động mạch. Hiện đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ cho biết, trong những năm gần đây, những trường hợp tương tự như của Tiểu Đông vẫn thường xuyên xuất hiện. Bác sĩ chỉ ra rằng, điểm chung của những bệnh nhân này đều là "còn trẻ, thừa cân, ăn quá nhiều, ít vận động và có tiền sử mắc bệnh nhưng không coi trọng."
Viêm tụy cấp là bệnh gì?
Viêm tụy cấp là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính ở các nhu mô tụy, gồm có các tổn thương của những cơ quan xung quanh. Bệnh này có khả năng đe dọa tính mạng con người. Chức năng sinh lý thông thường của tụy chính là tiết ra men tụy amylase, lipase, trypsin,… giúp hỗ trợ tiến trình tiêu hóa thức ăn. Những men này tiết ra ở dạng không hoạt động và được hoạt hóa thành men có lợi khi ở tá tràng.

Ảnh minh họa
Biến chứng của viêm tụy cấp
Bệnh viêm tụy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Suy thận: Viêm tụy cấp có thể gây suy thận nặng thậm chí đôi khi cần phải lọc máu
Tổn thương phổi: Viêm tụy cấp gây ra những thay đổi hóa sinh trong cơ thể, ảnh hưởng đến trao đổi khí tại phổi gây giảm oxy máu
Nhiễm trùng: biến chứng nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong cao là viêm tụy hoại tử nhiễm trùng
Nang giả tuỵ: Viêm tụy cấp có thể khiến chất lỏng và các mảnh vụn tích tụ trong các túi giống như nang trong tuyến tụy. Một nang giả lớn vỡ ra có thể gây ra các biến chứng như chảy máu và nhiễm trùng.
Suy dinh dưỡng: Khi bị viêm, tuyến tụy sẽ sản xuất các enzym cần thiết ít hơn. Điều này có thể khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy và giảm cân.
Viêm tụy mãn tính: Viêm tuỵ cấp lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm tuỵ mãn tính. Viêm tụy mãn tính gây hại cho các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ ung thư tuyến tuỵ.

Ảnh minh họa
Làm gì để phòng ngừa viêm tụy cấp?
Để phòng ngừa nguy cơ bị viêm tuỵ cấp, bác sĩ khuyến nghị, người dân nên:
- Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá trong mức độ cho phép.
- Ăn uống khoa học, vệ sinh với chế độ ăn nhạt để tránh bị sỏi mật, vì sỏi mật là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm tuỵ cấp.
- Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, sỏi mật… nên thăm khám định kỳ để quản lý tốt bệnh nền, tránh để biến chứng gây viêm tuỵ cấp.


NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.