Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 bằng chiến lược vắc xin
Tìm từ khóa đóng góp Quỹ vắc xin phòng Covid-19 lúc này, ngay lập tức trong chưa đầy 1 giây có hơn 4 triệu kết quả. Chưa lúc nào câu chuyện đủ vắc xin để tiêm phòng dịch cho người dân cả nước trở thành mối quan tâm lớn như lúc này.
Vắc xin là giải pháp căn cơ nhất
Hơn 1 năm sau đại dịch Covid-19 bùng phát (ngày 23/1/2020), vào ngày 8/3/2021, khi đợt dịch thứ 3 vẫn tiếp diễn ở Hải Dương, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, nguồn vắc xin khan hiếm trong thời điểm này chỉ để ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu đang gồng mình chống dịch, như lực lượng y tế, bộ đội, công an… Tính đến đầu tháng 6, tổng số người được tiêm vắc xin khoảng hơn 1,2 triệu người, trong đó mới có 32.401 người tiêm đủ 2 liều.
Theo Bộ Y tế, sẽ có thêm khoảng 1,6 triệu người nữa được tiêm vắc xin trong tháng 6 này. Như vậy, nếu tính đến hết tháng 6, mới có gần 3 triệu người được tiếp cận vắc xin Covid-19.
Từ tháng 2-2021 đến cuối tháng 5-2021, Việt Nam đã tiếp nhận 3 lô vắc xin Covid-19, với tổng số khoảng 2,6 triệu liều. Nếu tính mục tiêu của Chính phủ là có đủ 150 triệu liều cho nhóm dân số có chỉ định tiêm vắc xin, thì rõ ràng, số lượng vắc xin mà chúng ta còn thiếu nhiều.
Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong quá trình tìm kiếm nguồn vắc xin suốt hơn một năm qua. Thế nhưng, bên cạnh tình trạng khan hiếm thì giá cũng đang là gánh nặng. Theo các tính toán của Bộ Y tế, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng kinh phí ước hơn 25 nghìn tỷ đồng. Nghĩa là, ngoài ngân sách trung ương chuẩn bị 16.000 tỷ đồng, chúng ta phải huy động thêm 9.200 tỷ đồng nữa mới đủ nhu cầu tiêm cho hơn 70% dân số có chỉ định tiêm.
Dịch bệnh được dự báo chưa thể kết thúc sớm, "sống chung với dịch bệnh" trở thành yêu cầu thường trực, hiệu lực của vắc xin lại không kéo dài, việc tiêm vắc xin phải tiến hành định kỳ. Vì vậy đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, trong khi Việt Nam còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp.

Xã hội hóa nguồn kinh phí mua vắc xin góp phần chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để tiêm chủng cho người dân.
Chung tay sẻ gánh khi đất nước gặp khó khăn
Để thành công trong cuộc chiến phòng chống dịch, vắc xin là vũ khí lợi hại nhất, là tiên quyết. Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của người dân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Qua hơn một năm gồng gánh vì dịch bệnh, thậm chí phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, giảm tăng trưởng lại phải cố gắng gồng gánh giữ lao động, nhưng ngay khi Quỹ vắc xin vừa thành lập, các doanh nghiệp đã lập tức nghiêng vai gánh trách nhiệm lớn nhất với cộng đồng. Theo Thứ trưởng Tài chính Tạ Anh Tuấn, khi Quỹ vắc xin mới đề xuất thành lập, Bộ Y tế đã được các doanh nghiệp tài trợ khoảng 1.000 tỷ đồng. Mà những doanh nghiệp luôn đồng hành đầu tiên không thể không kể đến là Vingroup, Novaland, Sovico, T&T, Hòa Phát, hệ thống các ngân hàng Việt Nam… Các doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cũng đã cam kết đóng góp vào quỹ khoảng 2.300 tỷ đồng.

Tập đoàn Novaland góp 100 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng Covid-19, chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi đại dịch.ovid-19, chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi đại dịch.
Kết thúc lễ ra mắt Quỹ Vắc xin vào 22h tối 5/6 vừa qua, với sự tham dự của Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam cùng các Bộ, Ban ngành, tổng số tiền các tổ chức, doanh nghiệp, bộ ngành, địa phương đóng góp cho Quỹ là 6.600 tỷ đồng. Ngoài ra, qua tổng đài 1408, Quỹ đã nhận được số tiền ủng hộ 17,7 tỷ đồng. Tại chương trình này, Tập đoàn Novaland đã đóng góp số tiền 100 tỷ đồng nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch tiêm chủng toàn dân. Nguồn kinh phí này được sử dụng để hỗ trợ nhiều tỉnh thành trên cả nước như TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận …. và mới đây nhất ngày 7/6 là Lâm Đồng. Trước đó, Tập đoàn này cũng triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các bệnh viện, Trung tâm cấp cứu tại TPHCM trang bị thêm các thiết bị y tế cấp thiết trong việc phòng chống điều trị dịch bệnh với ngân sách hơn 16 tỷ đồng.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ "cảm ơn sâu sắc đến toàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đồng lòng, đồng hành và chia sẻ để chúng ta cùng nhau chiến thắng đại dịch, để nhân dân được sống trong ngôi nhà lớn - Việt Nam an toàn, mạnh khỏe, thịnh vượng. Không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của tình yêu thương.
PV

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 2 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 2 ngày trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 4 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 4 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 tuần trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.