Nắng nóng, nhiệt độ cao có thể dẫn đến tử vong do sốc nhiệt
Theo các chuyên gia y tế Mỹ, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cực đoan có thể dẫn đến tử vong do sốc nhiệt, trong bối cảnh nước Mỹ đang trải qua đợt nóng kéo dài với nền nhiệt cao trên 40 độ C.
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới mức cực đoan nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, các bác sĩ cấp cứu phải rất nỗ lực để cứu người bệnh khỏi cái nóng khủng khiếp. Có bang ở nước Mỹ nhiệt độ lên tới 43 độ C, mức nguy hiểm cho sức khỏe.
TS. Cecilia Sorensen là giám đốc của Hiệp hội Toàn cầu về Giáo dục Khí hậu và Sức khỏe tại Đại học Columbia cho biết, trong tất cả các thảm họa thiên nhiên, nhiệt độ cao là "thủ phạm giết người" số 1. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao cực đoan đã cướp đi nhiều sinh mạng trên khắp thế giới, hơn cả bão và lốc xoáy cộng lại.

Các bác sĩ ở một số bang miền Tây của nước Mỹ đã rất vất vả cấp cứu bệnh nhân sốc nhiệt do nắng nóng trong thời tiết cực đoan, nhiệt độ cao kéo dài.
Nhưng vì nắng nóng và nhiệt độ cao không đi kèm những hình ảnh thương vong như một cơn bão hay lốc xoáy mang tới, nên mọi người thường đánh giá thấp sự nguy hiểm này.
Nhiệt độ cao cực đoan có thể ảnh hưởng tới hệ tim mạch hoặc hô hấp. Có tới 17 nguyên nhân gây tử vong do nắng nóng trong đó có cả tự tử do trầm cảm và chết đuối (do đi tắm sông suối, ao hồ,...).
Say nắng, sốc nhiệt , kiệt sức do nắng nóng
Theo các bác sĩ cấp cứu, say nắng, sốc nhiệt, kiệt sức do nắng nóng là những tình trạng thường gặp ở bệnh nhân trong thời tiết khốc liệt mùa hè.
Tình trạng kiệt sức xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước hoặc muối do đổ mồ hôi quá nhiều.
Trong điều kiện bình thường, cơ thể có thể tự làm mát nhờ bơm máu lên bề mặt da, tiết ra mồ hôi. Nhưng khi trời nóng và ẩm, không khí không thể hấp thụ mồ hôi, do đó đổ mồ hôi không hiệu quả trong việc làm mát cơ thể.
Một số người cũng có thể bị kiệt sức do mất nước và cơ thể thiếu chất điện giải.
Người cao tuổi và những người có bệnh lý nền như bệnh gan, thận, tim mạch, huyết áp cao hoặc thừa cân béo phì càng dễ bị kiệt sức, say nắng và sốc nhiệt hơn. Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh lý nền cũng có thể dẫn đến tình trạng càng mệt mỏi hơn trong tiết trời nắng nóng.
Các triệu chứng của say nắng, sốc nhiệt và kiệt sức do nắng nóng bao gồm buồn nôn, chóng mặt, khó chịu, khát nước, nhức đầu và tăng thân nhiệt.
Trong thời tiết nắng nóng, trẻ em thường cảm thấy mệt mỏi và khát nước do đổ nhiều mồ hôi.
Nếu ở nhà, để điều trị say nắng, sốc nhiệt hoặc kiệt sức do nắng nóng, cần nhanh chóng vào khu vực mát mẻ, nới lỏng quần áo, tắm nước mát và uống nước, bổ sung chất điện giải chẳng hạn như oresol. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của nhân viên y tế.
TS. Courtney Mangus (Khoa cấp cứu Nhi khoa, Đại học Michigan) cho biết, tại phòng cấp cứu, bệnh nhân sốc nhiệt sẽ ngay lập tức được kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, đo thân nhiệt, đo nhịp tim và huyết áp. Người bệnh sẽ được cho uống nước ngay nếu không bị nôn hoặc quá buồn nôn và có thể được truyền bù nước qua đường tĩnh mạch.
Để cứu bệnh nhân sốc nhiệt, các bác sĩ phải chạy đua với thời gian để hạ thân nhiệt cho người bệnh.
Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và cơ chế tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi không hoạt động, thân nhiệt có thể tăng lên 41 độ C chỉ trong vòng 10-15 phút.
Sốc nhiệt khiến người bệnh bắt đầu lú lẫn. Người say nắng/sốc nhiệt có thể đổ mồ hôi đầm đìa hoặc không đổ mồ hôi. Người bị sốc nhiệt có thể bất tỉnh hoặc lên cơn động kinh. Nếu không thể hạ thân nhiệt trong vòng 30 phút, có thể bị tổn thương nội tạng vĩnh viễn.
Để cấp cứu bệnh nhân, tại cơ sở y tế. nhân viên y tế sẽ cởi bớt quần áo, làm mát vùng bẹn, cổ, nách, quạt vào người để giúp tản nhiệt.
TS. Frank LoVecchio (bác sĩ cấp cứu của Trung tâm Y tế Valleywise Health ở Phoenix) chia sẻ ông đã chứng kiến quá nhiều người bị sốc nhiệt dẫn đến tổn thương nội tạng vĩnh viễn hoặc tử vong do đợt nắng nóng đang diễn ra ở bang Arizona của nước Mỹ. Ông tận mắt chứng kiến một bệnh nhân sốc nhiệt còn hôn mê kể từ tuần trước và có thể phải tiếp tục sống thực vật.
Theo các chuyên gia y tế, cách tốt nhất để giữ an toàn là tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, đặc biệt là những nơi nóng trên 40 độ C như bang Arizona. Người dân nên ở trong nhà và nơi mát mẻ nhiều nhất có thể.
Các bác sĩ khuyên, người dân nên tập thể dục vào lúc sáng sớm. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và sáng màu, đồng thời theo dõi sức khỏe.
Đối với người già và trẻ nhỏ, cần uống đủ nước và đảm bảo ở nơi mát mẻ. Đặc biệt, không để trẻ trong ô tô dưới trời nắng nóng để đề phòng sốc nhiệt có thể dẫn đến tử vong.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 6 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 35 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.