Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu bạn luôn tỉnh giấc và mất ngủ vào một khung giờ cố định, câu trả lời có thể đáng sợ hơn bạn tưởng

Thứ tư, 07:10 23/09/2020 | Sống khỏe

3 giờ sáng, bạn còn chẳng cần phải nhìn đồng hồ để biết. Bởi bạn sẽ luôn tỉnh giấc vào thời gian này. Cứ như thể não bộ của bạn vốn dĩ được trang bị một cái đồng hồ hỏng khác biệt với khung giờ của...

Thực tế là, chúng ta luôn luôn và liên tục choàng tỉnh vào mỗi đêm, nhưng trong phần lớn trường hợp, những cơn đánh thức này đều ngắn và nông đến nỗi não bộ chẳng nhớ tới chúng vào ban ngày.

"Người trưởng thành trung bình bị đánh thức từ 7 tới 15 lần mỗi đêm, và như thế là bình thường."

 Nếu bạn luôn tỉnh giấc và mất ngủ vào một khung giờ cố định, câu trả lời có thể đáng sợ hơn bạn tưởng - Ảnh 1.

Michael Perlis, giám đốc của Chương trình Y khoa về Hành vi Giấc ngủ tại Trường Y khoa Perelman của Đại học Pennsylvania, đã nghiên cứu ra rằng, những cơn đánh thức này có xu hướng bị quên lãng nhanh chóng đến mức, người bình thường thường không nhớ đến chúng. Chúng có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, và thường diễn ra đồng thời với sự chuyển tiếp từ giai đoạn giấc ngủ này sang giai đoạn giấc ngủ khác.

"Chính xác thì tại sao chúng lại xuất hiện là điều cần tranh luận," Ông Perlis nói. "Nhưng chúng ta có xu hướng đổi tư thế ngủ sau khi xuất hiện những cơn thức giấc ngắn hạn đó, và đó là điều tốt đấy."

Nếu cơ thể chúng ta bất động cả đêm, sự ứ máu kéo dài sẽ gây ra những hiện tượng như bị loét da, mất trương lực cơ hoặc một số hậu quả khác chỉ xảy ra ở người liệt giường và không có khả năng di chuyển do bệnh tật hoặc thương tật.

Nhưng với một vài người, những cơn đánh thức ngay giữa đêm ấy không hề ngắn hay bị quên đi. Có vô vàn sự giải thích cho những lần thức giấc trong dự kiến đó.

Perlis cho rằng sự lo âu về giấc ngủ là một khả năng.

Nếu một người quá lo lắng về việc có được một giấc ngủ ngon, não bộ của họ sẽ nằm trong trạng thái cảnh báo cao trong quá trình tỉnh giấc hoàn toàn.

Khi bước vào một trong các giai đoạn giấc ngủ nông, những cơn tỉnh giấc thông thường sẽ xuất hiện ngay sau giai đoạn ngủ sâu của chu kỳ đầu tiên của giấc ngủ, và bộ não lo âu kia sẽ chú ý đến chúng cùng một phản ứng cảm xúc chấp nhận và buông xuôi.

Điều này sẽ khiến một người bị đánh thức tỉnh táo hơn và lâu hơn thời gian tiêu biểu. Và bởi vì những chu kỳ giấc ngủ có xu hướng đều đặn, nên những kiểu đánh thức gây ra bởi lo lắng này có thể xảy ra vào cùng thời điểm mỗi đêm.

Rượu và các chất kích thích cũng là một giả thiết cho vấn đề này.

Timothy Roehrs, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Rối loạn Giấc ngủ của Hệ thống Y tế Henry Ford ở Detroit nêu ý kiến. "Bạn sẽ ngủ nhanh hơn nếu uống rượu, và trong khoảng ít nhất từ 3 đến 5 tiếng sau đó, bạn sẽ lâm vào giấc ngủ sâu hơn."

Nhưng sự phân hủy và giải phóng rượu khỏi máu của một người sẽ dẫn đến sự cảnh báo của não bộ, tác động tới sự đánh thức mỗi đêm. "Người ta cho rằng cơ chế thức giấc hoàn toàn của não bộ được kích thích khi quá trình chuyển hóa rượu diễn ra, nhưng chưa có minh chứng rõ ràng về điều đó."

Một lượng nhỏ rượu – một hai ly gì đó – thường là không đủ để can thiệp vào giấc ngủ, một lượng cồn trung bình hoặc rượu mạnh mới có thể khơi dậy sự choàng tỉnh này. Quá trình cơ thể chuyển hóa rượu không làm cải biến hiện tượng này. Và dù bạn có duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý, thì các chất kích thích vẫn sẽ khiến bạn thức giấc vào cùng một thời điểm mỗi đêm.

Vấn đề sức khỏe cũng có thể là lý do.

Perlis nhắc tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng được xem như điều kiện dẫn đến " mất ngủ giữa chừng" – thuật ngữ được các bác sĩ dùng cho việc thao thức trong đêm. Một số triệu chứng khác của GERD bao gồm ho dai dẳng hoặc ợ nóng, nhưng Perlis cho rằng thường thì những người mắc GERD sẽ không có biểu hiện bệnh vào ban ngày.

Chứng khó thở khi ngủ (OSA) là một khả năng khác.

"Một chứng rối loạn phổ biến hơn nhiều người nghĩ," theo Michael Grandner, giám đốc của Chương trình Nghiên cứu Sức khỏe và Giấc ngủ tại Đại học Y khoa Arizona, Tucson. Với những người bị OSA, cơ họng của họ sẽ thả lỏng trong suốt giấc ngủ, có thể gây tắt đường hô hấp. Việc hít thở có thể dừng lại trong 10 giây hoặc lâu hơn, điều này sẽ khiến người đang ngủ phải thức dậy.

Grandner cho rằng OSA và những vấn đề sức khỏe khác, kể cả rối loạn cảm xúc, đều có thể đánh thức một người vào giữa cơn ngủ vì bản chất dự đoán tự nhiên của chu kỳ giấc ngủ. Giai đoạn ngủ sâu là giai đoạn dài nhất khi bắt đầu giấc ngủ.

Vậy nên bình thường một người sẽ ngủ và bỏ qua các triệu chứng bệnh cho 3 đến 5 tiếng đầu giấc ngủ, và rồi thức giấc ngay khi giai đoạn ngủ sâu đầu tiên này kết thúc và chuyển giao qua một giai đoạn tiếp theo nhẹ nhàng hơn.

Vậy, làm sao để biết bạn đang bị mất ngủ giữa chừng bởi vấn đề nào?

Perlis đã nghiên cứu và đưa ra công thức "Xòe bàn tay - Đếm ngón tay", nghĩa là: Nếu bạn có thể nhớ được 5 hoặc nhiều hơn những lần mình thức giấc mỗi đêm, và mỗi lần dường như không kéo dài quá vài phút, điều đó biểu thị bạn có vấn đề về sức khỏe. Còn nếu bạn thức giấc một hoặc vài lần trong một khoảng thời gian dài hơn, thì đấy lại là một vấn đề khác.

 Nếu bạn luôn tỉnh giấc và mất ngủ vào một khung giờ cố định, câu trả lời có thể đáng sợ hơn bạn tưởng - Ảnh 2.

Một nguyên do khác của mất ngủ giữa chừng có thể là do hoạt động làm việc khiến một người không thể đi ngủ.

"Tốt nhất đừng dùng sự mất ngủ để làm gì đó thay đó." Perlis nói.

Nếu bạn dành ra mỗi đêm thiếu ngủ để giải trí hay hoàn thành những công việc chưa xong vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn đang khuyến khích não bộ phải thức giấc vào mỗi đêm để bạn thực hiện những việc đó. Đó là thói quen xấu. Và một lần nữa, tiến trình xác thực thời gian hay khả năng dự đoán thời gian của chu kỳ giấc ngủ có thể gây ra những hiện tượng như thức giấc vào một giờ cụ thể hằng đêm.

Vậy bạn nên làm gì để sửa chữa chứng mất ngủ giữa chừng?

Các giải pháp tùy thuộc vào nguyên do gây ra. Nếu rượu là vấn đề của bạn, cố cai rượu đi. Nếu vấn đề phụ thuộc vào sức khỏe, hãy đến bác sĩ. Nhưng nếu bởi sự lo âu hay các vấn đề tâm lý khác, Perlis nói rằng liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ là liệu pháp được ưu tiên.

CBT-I là phương thức điều trị chứng mất ngủ không dùng thuốc ngủ, thay vào đó là 4 đến 6 phiên làm việc với chuyên gia liên tục trong hàng tuần liền. Đây là một hình thức trị liệu tâm lý dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, với các hành vi can thiệp như hạn chế giấc ngủ và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh giấc ngủ để đạt được giấc ngủ chất lượng hơn.

"CBT-I là một phép màu", ông nói. "Nhưng không phải một liệu pháp tự-thực-hiện được."

Nếu cơn đánh thức vào giữa đêm của bạn không quá thường xuyên hoặc nghiêm trọng tới mức phải làm một chuyến đến thăm chuyên gia giấc ngủ, thì Perlis cho rằng điều tốt nhất bạn có thể làm là "đừng làm gì hết."

Nghĩa rằng, đừng ngủ muộn, đừng chợp mắt giữa trưa, và đừng cố gắng tạo ra thay đổi nào trong thói quen đi ngủ của mình để bù cho những giấc ngủ đã mất. Chỉ trong vòng hai tới năm ngày, những vấn đề của bạn sẽ tự được giải quyết.

"Nếu gây dựng đủ nợ ngủ, thì mọi thứ sẽ tự tốt hơn."- Tức là khoảng thời gian bạn cần bù lại khi thiếu ngủ/mất ngủ, thì cứ để yên đừng cố ngủ bù làm gì, thiếu ngủ đủ nhiều sẽ tự khiến giấc ngủ ổn định lại.

Theo Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ở tuần thai thứ 26, sản phụ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và điều trị theo phác đồ. May mắn, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hoá trị.

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì?

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Nhiều người dân đổ xô đi làm xét nghiệm máu với hy vọng có thể tầm soát bách bệnh, đặc biệt là ung thư, trong khi đó, không ít bác sĩ, cơ sở y tế do áp lực doanh thu đã lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...

Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ

Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo các bác sĩ, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, thường gặp ở trẻ, đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi do đặc điểm sinh lý và hành vi của trẻ. Nếu không được xử trí kịp thời, hóc dị vật có thể dẫn đến ngừng thở, tổn thương não hoặc tử vong.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn

Loại quả mùa hè rẻ tiền, giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng có liên quan đến việc hạ thấp lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mướp đắng không phải là một phương pháp điều trị hoặc thuốc được phê duyệt cho bệnh tiểu đường.

Quần áo giặt xong quên phơi nhiều giờ có cần giặt lại?

Quần áo giặt xong quên phơi nhiều giờ có cần giặt lại?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Có những khi bạn quên phơi chỗ quần áo đã giặt, để chúng bị "nhốt" trong máy giặt suốt nhiều giờ, trong trường hợp này có cần giặt lại?

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, đồng ruộng. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, bất kỳ bộ phận nào của loại cỏ này cũng có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Thời điểm ngủ nguy hại nhất cho sức khỏe

Thời điểm ngủ nguy hại nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu thường xuyên ngủ muộn, bạn có nguy cơ tăng cân, tăng mức độ căng thẳng và giảm khả năng tập trung vào sáng hôm sau.

Người phụ nữ 60 tuổi cùng lúc mắc 2 thể ung thư tuyến giáp thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 60 tuổi cùng lúc mắc 2 thể ung thư tuyến giáp thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân phát hiện 2 thể ung thư tuyến giáp từ chối phẫu thuật để tim các phương pháp dân gian, sử dụng sử dụng thảo dược, ăn kiêng... Sau đó, bác sĩ đã phải quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp.

Cơ thể xảy ra phản ứng khác thường gì khi 'cai' đường?

Cơ thể xảy ra phản ứng khác thường gì khi 'cai' đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vì những lý do khác nhau khiến nhiều người hảo ngọt muốn cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống. Điều này có thể mang lại một vài thay đổi trong cơ thể như gặp vấn đề về giấc ngủ và mức năng lượng bị ảnh hưởng… Tìm hiểu những phản ứng này và cách xử trí.

Top