Nếu cơ thể có dấu hiệu sau cần nói không với tỏi
GiadinhNet - Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh có lợi và hữu ích cho việc duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, tỏi lại được khuyến cáo với một số người.
Tỏi thông thường có hai loại là tỏi trắng và tím. Tỏi tím vị cay hơn, tác dụng kháng khuẩn tốt hơn tỏi trắng. Công dụng làm thuốc bắt nguồn từ hoạt chất allicin có trong tỏi. Nếu yêu thích vị cay, thơm của tỏi thì tốt nhất bạn nên ăn sống để phát huy được hết công dụng, vì khi nấu chín lượng allicin của tỏi phần lớn sẽ phân giải, như vậy sẽ làm giảm đi đáng kể tác dụng của tỏi.
Mặc dù tỏi được đánh giá có nhiều công dụng trong phòng trừ bệnh, đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ… Tuy nhiên, tỏi lại được khuyến cáo với một số người. Những người mắc các bệnh sau đây nên hạn chế ăn tỏi để tránh bệnh nặng thêm:

Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ đang cho con bú nếu ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
Đối với phụ nữ đang mang thai, khi dùng với số lượng bình thường thì vẫn an toàn với thai phụ. Tuy nhiên, sẽ không an toàn nếu bạn ăn tỏi cùng thời điểm sử dụng một số thuốc trong thời kỳ mang thai.
Người có sức đề kháng yếu
Theo dân gian, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Hơn nữa tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý hạn chế ăn tỏi.
Người bị bệnh về mắt
Mắt được ví là "hòn ngọc của cơ thể". Khi máu ở gan đầy đủ thì mắt sẽ được nuôi dưỡng tốt. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tỏi có thể làm tổn hại đến gan, tổn thương đến máu. Hơn nữa, tỏi vốn vị cay, có tính kích thích, vì vậy trong quá trình điều trị bệnh về mắt, nhất là đối với người bị giảm thị lực, hoa mắt, đục thủy tinh thể... thì không nên ăn, vì nếu ăn trong một thời gian dài liên tục sẽ làm tổn thương mắt.

Người mắc bệnh gan, thận
Là một loại thực phẩm kháng khuẩn và kháng virus giúp loại bỏ vi khuẩn, nhưng tỏi không phải là loại thực phẩm dùng để điều trị virus viêm gan. Ngoài ra, tỏi có thể kích thích dạ dày và đường ruột, có thể làm giảm lượng axit dạ dày trong đường ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm gan như buồn nôn.
Ngoài ra, người bị bệnh thận và đang uống thuốc điều trị cần kiêng tỏi vì tỏi làm mất hiệu quả hoặc làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc.
Người bị bệnh tiêu chảy
Tỏi có khả năng kích thích mạnh, bình thường ăn một chút có thể xúc tiến tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị viêm ruột, tiêu chảy thì không nên đụng tới loại thực phẩm này.
Lưu ý khi ăn tỏi
- Bảo quản nơi khô thoáng để tránh mọc mầm, bởi tỏi mọc mầm, dễ bị xốp, ọp, mất đi tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi nữa.
- Không ăn tỏi mọc mầm không nên ăn vì rất dễ bị ngộ độc.
- Khi ăn nếu thấy dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì nên ngừng ăn vì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi.
- Không dùng tỏi đắp lên da quá 10 phút, đặt biệt đối với trẻ nhỏ.
- Không nuốt cả tép tỏi còn nguyên và không ăn khi bụng đói.
MH (Th)

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 20 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.