Ngắm khu vườn có 15 giống cà chua sai trĩu quả của bà mẹ trẻ ở Hà Nội
Khu vườn trên sân thượng rộng 30m² của chị Mai Hương nổi bật với 15 cây cà chua đủ chủng loại, lúc nào cũng căng mọng trĩu quả khiến nhiều người thích thú và ngưỡng mộ.
Khu vườn của chị Mai Hương (nhân viên kế toán) tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội khiến bao người phải trầm trồ ngưỡng mộ. Sân thượng rộng khoảng 30m² với đủ các loại rau xanh và hoa, nổi bật trong số đó là những cây cà chua đa dạng chủng loại và lúc nào cũng trĩu quả căng mọng.
Với sở thích trồng cây, cùng với nhu cầu muốn trở thành “người làm vườn tại gia” của các chị em, chị Hương đã có những chia sẻ rất hữu ích với chúng tôi về kinh nghiệm trồng cà chua tươi tốt của mình.

Chào chị, chị có thể giới thiệu giới thiệu đôi nét về bản thân cũng như sở thích của mình không?
- Tôi là Mai Hương, sinh ra tại thành phố cảng Hải Phòng, hiện đang cùng gia đình sinh sống và làm việc tại Hoài Đức, Hà Nội. Tôi có rất nhiều sở thích, nhưng đam mê nhiều hơn cả là trồng rau và hoa. Hiện giờ, tuy đã là mẹ của 3 đứa con, bận bịu con nhỏ nhưng tôi vẫn luôn dành thời gian rảnh rỗi để chăm sóc khu vườn của mình. Khu vườn nhỏ được bố trí trên sân thượng, diện tích khoảng 30m2 với khá nhiều loại rau, nhưng tôi đặc biệt thích cà chua và khá tự tin khi trồng loại quả này.

Xuất phát từ đâu mà chị có ý định trồng cà chua?
- Tôi rất thích ăn rau quả, đặc biệt là cà chua, cà chua ăn sống thì càng tuyệt hơn cả. Nhưng chính vì sở thích này nên tôi không dám mua cà chua ngoài chợ về ăn sống, nếu mua về phải nấu chín. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật bây giờ không chỉ là nỗi lo ngại của riêng tôi mà của tất cả các bà nội trợ. Chính vì vậy, tôi đã tập tành trồng cà chua ngay tại vườn, như vậy vừa có thể ăn sống vừa làm đẹp cho vườn nhà, cảm giác rất thú vị.


Tôi trồng khá nhiều loại cà chua, nào là cà chua bi, cà chua nhót, cà chua quả to, cà chua giống Tây Ban Nha, cà chua cherry, và đặc biệt năm nay còn trồng thêm cả cà chua đen. Loại này đang rất “hot”, mới xuất hiện tại Việt Nam khoảng 1 năm trở lại đây, và theo tôi tìm hiểu thì nó rất tốt cho sức khỏe, vừa giàu dinh dưỡng còn có khả năng phòng chống ung thư. Mỗi loại cà chua mang đến cho tôi sự thích thú khác nhau. Chẳng hạn như ăn sống thì tôi sẽ chọn cà chua nhót, lúc nấu chín sẽ chọn cà chua quả to, còn cà chua đen thì rất đẹp, đen bóng và ăn khá ngọt.


Cà chua quả to thích hợp dùng để nấu các món canh, xào,…

Vườn cà chua của chị vừa trĩu quả vừa căng mọng hấp dẫn. Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc của mình?
- Với kinh nghiệm của cá nhân tôi thì các điều kiện cơ bản về đất trồng, nước và phân bón cho tất cả các loại cà chua trong vườn nhà là như nhau. Cụ thể:
Đất trồng: Loại đất để trồng cà chua phải tơi xốp. Vì cà chua có bộ rễ sâu nên chậu trồng cần có độ sâu thích hợp và nhiều đất. Tôi thường trộn đều đất với trấu hun, phân vi sinh, phân trùn, phân cá, phân bò, phân gà bã thuốc bắc ủ mục,… thêm một ít vôi bột phơi nắng khoảng 1 tuần trước khi tiến hành trồng.
Nước và phân bón: Cà chua là loại cây cần tưới nhiều nước để ra quả căng mong, tốt nhất là bạn nên tưới cây vào sáng sớm. Về phân bón, khi cây bắt đầu bén rễ thì hàng tuần tôi bổ sung phân gà, phân cá, phân trùn, kể cả bã rau xanh cũng đều tốt cả… Chúng rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Cận cảnh những quả cà chua bi chín mọng cực kỳ thích mắt.


Trong quá trình chăm sóc, tôi thường xuyên cắt bỏ những lá già, lá úa để cây thông thoáng, tránh khả năng sâu bệnh. Trong quá trình trồng và quan sát, tôi thấy bệnh phổ biến nhất của các loại cà chua khi bắt đầu ra hoa là bị bệnh khảm (xoăn lá). Bệnh này lây lan qua côn trùng hút chích như bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm,… khi đó tốt nhất là nhổ bỏ để tiêu hủy cây bệnh, tránh ảnh hưởng sang các cây còn lại rồi phun thuốc trừ côn trùng.
Ngoài một vài trường hợp cây bị xoăn lá thì vườn cà chua nhà tôi khá sạch bệnh, bởi vì sân thượng đón rất nhiều nắng, từ sáng đến chiều luôn khô ráo thông thoáng nên hạn chế vi khuẩn, sinh vật có hại.


Sân thượng đón rất nhiều nắng nên luôn khô ráo thông thoáng.
Khi bắt đầu trồng hẳn chị đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, chi phí ước tính để sở hữu vườn cà chua này vào khoảng bao nhiêu thưa chị?
Hiện tại vườn nhà tôi có 15 cây cà chua các loại, tôi ước tính chi phí phải trả để trồng và chăm sóc 1 cây cà chua như sau:
Thùng xốp: 20.000 đồng.
Phân vi sinh (5kg): 15.000 đồng.
Trấu hun (5kg): 20.000 đồng (có thể thay bằng trấu tươi hoặc mùn dừa).
Đất phù sa (20kg): 40.000 đồng.
Phân gà Dynamic (200gr): 10.000 đồng.
Giống cà chua đen: 20.000 đồng.
Như vậy, tổng chi phí cho 1 cây cà chua đơn cử vào khoảng gần 130.000 nghìn đồng. Đây là con số không nhỏ, tuy nhiên bạn có thể trồng một lần và tái sử dụng cho các vụ sau, chỉ tốn thêm tiền phân bón, đổi lại lúc nào cũng có cà chua sạch để chế biến cho cả gia đình.

Chị có lời khuyên nào dành cho các chị em có ý định trồng cà chua tại nhà?
Bạn chỉ cần một góc ban công hay sân thượng có nắng, đủ để đặt những chiếc thùng xốp là có thể bắt đầu thực hiện sở thích trồng cà chua rồi. Dù có rất nhiều điều kiện chủ quan cũng như yếu tố khách quan nhưng khâu quan trọng nhất vẫn là làm đất và chọn giống. Chọn được giống F1 thì cây sai quả và ngon, nếu chưa tìm được giống ưng ý mà lại muốn trồng ngay thì bạn cũng có thể trồng từ hạt bằng quả mua ngoài chợ.


Chỉ cần một góc ban công hay sân thượng là bạn có thể bắt tay trồng cà chua trong thùng xốp.

Chăm sóc cà chua cũng không quá khó khăn, tôi nghĩ bạn chỉ cần chịu khó tìm tòi thêm các thông tin, đặc tính của chúng, dành thời gian tưới nước, tỉa lá, phòng trừ sâu bệnh, cộng với tình yêu đối với cây là được. Bản thân tôi khi trồng nhận được rất nhiều niềm vui. Tôi chế biến rất nhiều món ngon từ chính rau quả mình trồng, chẳng hạn như sốt cà chua thịt băm hoặc trứng, trộn cà chua với các loại rau làm salad, những lúc thu hoạch nhiều thì ép lấy nước uống là tuyệt nhất. Nếu ai có sở thích ăn cà chua sống như tôi hẳn sẽ cảm nhận được sự thích thú khi ăn quả ngay tại vườn, mát lành và vô cùng đảm bảo. Tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể sở hữu được một vườn cà chua, dù nhỏ, để phục vụ cho bữa ăn gia đình.




Những thành quả tươi mọng ngọt ngào, đặc biệt an toàn vệ sinh khiến ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ.
Cảm ơn chị rất nhiều vì những chia sẻ vô cùng hữu ích dành cho độc giả. Chúc chị luôn hạnh phúc bên gia đình, và đặc biệt là khu vườn của chị sẽ ngày càng tươi tốt và phát triển nhiều hơn nữa!
Theo Trí thức trẻ

Năm Tỵ nhuận 2 tháng 6, chuyên gia khuyên bạn nên biết những lưu ý trong tháng nhuận này để an yên
Ở - 2 giờ trướcGĐXH – Năm 2025 có nhuận 2 tháng 6, vì sao năm Tỵ nhuận hai tháng 6 người xưa lại e dè và cần làm gì trong tháng để bình an, dưới đây chuyên gia phong thủy đã có những chia sẻ.

Khi dâng nước cúng, lượng nước rót vào chén bao nhiêu thì chuẩn phong thủy
Ở - 5 giờ trướcGĐXH - Việc thay nước thường xuyên trên bàn thờ giúp gia chủ duy trì vận khí tốt, mang lại những điều may mắn và tránh khỏi những điều xui xẻo. Vậy lượng nước rót vào chén bao nhiêu là đủ, tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Thực hư nhà có suối chảy phía sau dẫn đến tán tài, không tốt cho gia chủ
Ở - 6 giờ trướcGĐXH - Suối nước chảy sau nhà là hình ảnh thường thấy ở các vùng quê hoặc những khu vực nhà ven rừng, vùng núi. Theo quan niệm phong thủy, nếu suối chảy xiết, quá gần nhà, hoặc chảy theo hướng thoát đi thì đó lại là biểu hiện thoát khí, tán tài, không tốt cho gia chủ.

Nếu phải chuyển nhà gấp, bạn cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới
Ở - 9 giờ trướcGĐXH - Yếu tố phong thủy được xem là phần quan trọng, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới. Vậy chuẩn bị chuyển nhà bạn cần lưu ý những gì về phong thủy?

Đặt cây này trên bàn làm việc, vừa đảm bảo sức khỏe, thu hút vận may về tài chính vừa có cơ hội nghề nghiệp thăng tiến
Ở - 14 giờ trướcGĐXH - Đặt cây dương xỉ cẩm thạch trên bàn làm việc vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian, vừa mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và phong thủy. Dưới đây là những lý do bạn nên cân nhắc việc trang trí bàn làm việc của mình với loại cây này.

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Khi có nhu cầu chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, việc thực hiện cần tuân thủ những nguyên tắc phong thủy và nghi lễ tâm linh quan trọng nhằm đảm bảo sự an yên và tài lộc cho gia chủ.

Cách hóa giải kèo nhà xuyên tâm hiệu quả theo phong thủy để không ảnh hưởng đến vận khí và sự an yên của gia chủ
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Việc hóa giải kèo xuyên tâm cần được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo không phá vỡ công năng sử dụng của ngôi nhà, đồng thời giữ được sự hài hòa giữa kiến trúc và phong thủy.

Những loại cây nhả khí oxy vào ban đêm, trồng trong phòng ngủ giúp tăng sinh dương khí, ngủ ngon và cải thiện sức khỏe
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Cây không chỉ tạo không gian sống tươi mát mà còn góp phần cải thiện sức khỏe, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Nếu áp dụng thêm yếu tố phong thủy, cây xanh còn có thể mang lại vận khí tốt cho gia chủ.

Những vị trí cần làm sạch không được bỏ sót khi dọn dẹp nhà vệ sinh
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Nhà vệ sinh và nhà tắm dễ phát sinh nhiều mùi khó chịu do độ ẩm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lưu ý một số vị trí trong quá trình dọn dẹp nhà vệ sinh.

Cách đặt tượng Thanh Long mang lại hiệu quả phong thủy để bảo vệ gia đình, thu hút tài lộc
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Tượng Thanh Long là biểu tượng của quyền uy và năng lượng mạnh mẽ, giúp cân bằng phong thủy và thu hút tài lộc. Cụ thể hơn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đây là những vị trí nên thiết kế giếng trời trong nhà
ỞGĐXH - Giếng trời đóng vai trò lớn trong việc cải thiện không gian sống, tạo sự thông thoáng, do đó nên tìm vị trí phù hợp để đặt giếng trời trong nhà.