Ngày 20/10, nhiều phụ nữ gan dạ vẫn miệt mài gắn mình với nghề dịch vụ chăm sóc mộ phần
GĐXH - Những phụ nữ gắn mình với công việc chăm sóc mộ phần ngày này muốn về nhà để nhận thiệp chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) từ các con. Những tấm thiệp được vẽ tỉ mẩn và phủ đầy những lời chúc nguệch ngoạc nhưng dung dị và chứa đầy yêu thương.
Những năm gần đây, không ít chị em phụ nữ đã lựa chọn công việc chăm sóc mộ phần bởi một chữ "duyên" và nơi làm việc gần nhà để có thời gian chăm sóc con cái.
Trước thềm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã lắng nghe và ghi nhận chia sẻ của nhiều chị em đã và đang gắn mình với dịch vụ "chăm sóc mộ phần".
Chị Bùi Thị Ngạn (46 tuổi, ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, TP Hòa Bình) đã gắn mình với công việc chăm sóc mộ phần tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên hơn 6 năm nay.

Trước thềm ngày Phụ nữ Việt Nam, điều khiến những phụ nữ gắn mình với dịch vụ chăm sóc mộ phần như chị Bùi Thị Ngạn mãn nguyện nhất, chính là trọn vẹn chữ "tâm" trong công việc phục vụ người đã khuất.
Chị Ngạn cho biết, công việc hàng ngày là lau bụi bẩn trên các mộ phần như tàn hương, lá rụng, thay hoa, cắt tỉa cây và cỏ dại tại khu vực mộ phần, quét dọn… Mặc dù công việc không quá vất vả, nặng nhọc nhưng với tính chất công việc là chăm sóc, là làm sạch nên chị Ngạn cũng phải "luôn chân, luôn tay".
Đặc biệt, vào những ngày Rằm hoặc Mồng một âm lịch hàng tháng, ngoài công việc làm sạch khu vực mộ phần, chị Ngạn phải thắp nhang trên từng mộ phần vào thời điểm trước khi bắt tay vào công việc dọn dẹp.

Chị Bùi Thị Ngạn chia sẻ với phóng viên trước thềm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).
Chị Ngạn cho biết: "Vì tính chất công việc có yếu tố tâm linh, mộ phần nên bản thân tự đưa ra quy tắc cho riêng mình là trong công việc lau dọn mộ phần, sẽ lau theo quy tắc từ trên xuống dưới, từ trên bia mộ, kéo dài xuống chân từng ngôi mộ. Đây là việc liên quan đến người đã khuất nên không thể làm bừa. Hơn nữa, trước khi vào công việc, tôi luôn tự nhẩm trong miệng là xin phép người đã khuất để bắt đầu công việc làm sạch khuôn viên mộ phần".
Chị Nguyễn Thị Thành (36 tuổi, ở xã Mông Hóa, huyện Lương Sơn) cũng lựa chọn công việc chăm sóc mộ phần để thay thế cho công việc tại xưởng đóng sàn gỗ đã giải thể chỉ vì ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Công việc thường ngày của chị Nguyễn Thị Thành là quét sạch toàn bộ khuôn viên mộ phần, lau dọn từng phần mộ.
Cũng giống bao chị em phụ nữ khác là khi có suy nghĩ gắn mình với công việc chăm sóc mộ phần này, chị cũng run và sợ nhưng khi suy xét kỹ, công việc nhẹ nhàng lại chỉ làm ban ngày, hơn nữa, chị có thể chăm sóc hai con nhỏ bắt đầu vào Tiểu học cơ sở và Trung học cơ sở nên chị Thành đã quyết định làm công việc này.
Chị Thành cho biết: "Công việc này đến với tôi, có lẽ là vì một chữ duyên, bởi ngay khi xưởng đóng sàn gỗ nơi tôi làm việc buộc phải giải thể, tôi đã được người quen gợi ý về công việc này. Tôi quan điểm, chồng sẽ tạo ra thu nhập chính, còn vợ sẽ gánh trách nhiệm xây dựng tổ ấm, kèm các con học mỗi tối nên tôi làm công việc này chỉ vài tiếng trong ngày. Thời gian còn lại, tôi dành cho gia đình".

Trong ngày Phụ nữ Việt Nam, chị Bùi Thị Thành mong mỏi sớm trở về nhà để nhận thiệp chúc mừng 20/10 từ các con. Theo chị Thành, những tấm thiệp được các con vẽ tỉ mẩn và phủ đầy những lời chúc nguệch ngoạc nhưng dung dị và chứa đầy yêu thương.
Trước thềm ngày Phụ nữ Việt Nam, điều mà chị Thành cảm thấy mãn nguyện nhất, đầu tiên là trọn vẹn chữ "tâm" trong công việc phục vụ người đã khuất, bởi chị Thành quan niệm làm công việc liên quan đến tâm linh là "trần sao, âm vậy" nên trong công việc dọn dẹp mộ phần, chị Thành luôn cố gắng làm sạch sẽ nhất có thể.
Điều thứ hai chính là ngày hôm nay, khi công việc kết thúc, chị Thành sẽ trở về nhà và sẽ nhận được món quà bất ngờ từ cô con gái nhỏ đang học lớp 4 của chị. Đó có thể là một tấm thiệp với hình ảnh người mẹ đang dắt tay con gái bằng những nét vẽ chưa tròn trịa nhưng tỉ mẩn, kèm theo đó là những lời chúc sức khỏe dung dị, mộc mạc nhưng chứa đầy yêu thương của con.
Chị Thành chia sẻ: "Hàng năm, vào dịp này và ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), tôi sẽ nhận được thiệp chúc mừng của con gái. Mỗi năm, hình vẽ mẹ cùng những nét chữ to nhỏ "tròn vành" hơn, nắn nót hơn. Những lời chúc dung dị đó chính là động lực để tôi tiếp tục công việc mình đã lựa chọn".
Không lựa chọn công việc dịch vụ chăm sóc mộ phần như chị Ngạn hay chị Thành, chị Nguyễn Thị Tâm (33 tuổi, ở Hòa Bình) lại quyết định làm công việc bảo vệ nghĩa trang.
Chị Tâm cho biết, công việc hàng ngày của vị trí bảo vệ nghĩa trang chính là thường xuyến quan sát tất cả các mộ phần nhằm tránh những hành động phá hoại mộ; trộm cắp mộ hay gia súc xâm phạm khu vực nghĩa trang; hỗ trợ sắp xếp các phương tiện gọn gàng; hỗ trợ các gia đình trong công tác an táng…
Mặc dù công việc bảo vệ nghĩa trang có ca ngày và ca đêm nhưng là phụ nữ, lại đang có 3 con nhỏ nên chị Tâm đảm nhiệm công việc ca ngày.
Bởi vậy, bất kể ngày hay đêm, chị Tâm đều có mặt tại nghĩa trang, hỗ trợ các gia đình, gia chủ đảm bảo an ninh mộ phần.
Anh Nguyễn Văn Lập (56 tuổi, ở Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) có 2 phần mộ đặt tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (ở Hòa Bình). Hàng năm, gia đình anh Lập sẽ lên thăm mộ phần người thân khoảng 3-4 lần và 2 lần trong năm là tháng giỗ và tháng Tết Nguyên đán, anh Lập sẽ đích thân lựa chọn những chậu cây cảnh, chậu hoa mới lên đặt ở khuôn viên mộ.
Là người ưa thích sự sạch sẽ, cầu toàn nên anh Lập càng yên tâm hơn khi người hỗ trợ gia đình anh trong công việc làm sạch mộ phần là chị em phụ nữ.
Mức phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ tại Thái Bình mới nhất năm 2024

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 1 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 2 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 4 ngày trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 6 ngày trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần
Xu hướng - 1 tuần trướcTrung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 2 tuần trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướng - 2 tuần trướcGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.