'Ngày càng kinh dị, rùng rợn': Chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam cảnh báo hậu quả khôn lường của biến chứng tiêm filler
Dưới đây, PGS.BS Vũ Ngọc Lâm cảnh báo về hai vụ thẩm mỹ ngực và mông bị tai biến nặng mà ông vừa xử trí.
Hầu như ngày nào, tuần nào ở Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) cũng như một số các bệnh viện lớn khác cũng phải tiếp nhận những nạn nhân của việc làm đẹp không an toàn, những tai biến biến chứng đủ các mức độ khác nhau, có những trường hợp khó có thể tưởng tượng được tại sao chị em lại có thể dễ dàng mạo hiểm sức khoẻ, dung nhan của mình đến như vậy.
Không kể đến những tai biến do phẫu thuật, gần đây những tai biến biến chứng do tiêm filler (chất làm đầy) tăng đột biến. Có thể vì đây là cách làm đẹp mà cả người thực hiện lẫn người đi làm đẹp đều cho rằng là giải pháp an toàn, đơn giản, hiệu quả tức thì. Nhưng sự thật thì hoàn toàn không phải như vậy.
PGS.BS Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình (Bệnh viện 108) cảnh báo về hai vụ thẩm mỹ ngực và mông bị tai biến nặng mà ông vừa xử trí.
Chị H.T.V ở Sơn La, là lãnh đạo một ngân hàng, chắc chắn không bao giờ có thể quên thời gian kinh hoàng của mình vào tháng 8/2019 khi đến điều trị tại Bệnh viện 108 với cặp mông sưng phồng, da hoại tử lỗ chỗ như tổ ong sau khi "được" tiêm chất làm đầy tại một cơ sở làm đẹp.

Ảnh: Hoại tử mông sau tiêm filler.
Các bác sĩ đã phải mổ 5 lần để tháo ra hàng lít mủ lẫn chất làm đầy và tổ chức hoại tử, 2 tháng trời dùng kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn huyết và làm sạch vùng hoại tử, ghép da cho liền vết thương. Cặp mông căng đầy kiểu Brazil gợi cảm như quảng cáo của cơ sở làm đẹp cho chị giờ đây trở thành hố bom napal chằng chịt vết sẹo, việc khắc phục được hình dáng còn phải qua rất nhiều lần phẫu thuật. May là chị còn có thể giữ được tính mạng cũng như còn đi lại được.

Ảnh: Mông hoại tử sau khi được cắt lọc làm sạch.
Những tai biến biến chứng của chị em khi đi làm đẹp là câu chuyện dài kỳ, chưa biết bao giờ mới có hồi kết mà có vẻ như độ kinh dị, rùng rợn ngày càng tăng trong thời đại các thẩm mỹ viện mọc ra như nấm, những "chuyên gia" làm đẹp được đào tạo cấp tốc vài ngày, những bằng cấp chứng chỉ có thể mua bán dễ dàng với giá bèo, và đặc biệt là tình trạng quảng cáo vô tội vạ trên cõi mạng không ai có thể kiểm soát độ thực hư...

Hình ảnh quảng cáo long lanh của các cơ sở thẩm mỹ 'chui' có thể khiến chị em mắc bẫy.
Tai biến đến từ đâu?
Có nhiều chiêu trò mà chị em đôi khi cũng khá cảnh giác, cẩn thận nhưng vẫn mắc bẫy như thường. Hình ảnh quảng cáo long lanh, giá cả cực kỳ hợp lý, cam kết không hiệu quả hoàn lại tiền... và khi chị em chỉ cần nháy vào số điện thoại tư vấn hoặc đến thử xem thế nào thì sẽ rất khó thoát khỏi sự chèo kéo để kiểu gì cũng phải làm một cái gì đấy. Và thảm hoạ có thể sẽ bắt đầu từ sai lầm từ những điều tưởng như "đơn giản", "chẳng mất gì", "thử xem sao"...
Tiêm chất làm đầy vẫn là một thủ thuật xâm lấn và đòi hỏi tất cả những chuẩn mực của can thiệp an toàn y học mới được thực hiện. Những tai biến của tiêm filler có thể xuất phát từ:
1. Tiêm chất làm đầy đã bị cấm (silicon lỏng).
2. Tiêm chất làm đầy chất lượng kém, không rõ nguồn gốc.
3. Tiêm sai kỹ thuật.
4. Tiêm không đảm bảo vô trùng.
5. Tiêm tan sau khi tiêm chất làm đầy không thể tan.
6. Kết hợp các yếu tố trên.
Những giọt nước mắt muộn màng khi đến với các bác sĩ với cái mũi tím đen, mắt mất thị lực, đôi môi sưng phồng, bầu vú hay cặp mông chứa cả lít mủ bao giờ cũng kèm theo câu chuyện na ná nhau: "Em có đứa bạn mới mở spa, thẩm mỹ mời e làm...", " Em thấy đã có người làm rồi không sao..."; " Em thấy nó nói hay, hình ảnh đẹp quá...". Cũng không hẳn là chỉ vì giá rẻ (mặc dù đó có thể là lý do đầu tiên khiến chị em bị thuyết phục- khi đến làm rồi mới ngã ngửa vì cuối cùng không hề rẻ, thậm chí là quá đắt), mà điều quan trọng khiến chị em bị thuyết phục là "làm cái này rất đơn giản, hiệu quả tức thì, không cần nghỉ dưỡng, không ai biết mình đã can thiệp".
Một điều đáng buồn và khó lý giải là không phải chỉ các cô gái mới lớn trẻ người non dạ, các bà nội trợ ít hiểu biết xã hội, ít tiền mà vẫn muốn làm đẹp cấp tốc mà ngay cả những người có học thức, có địa vị, có tiền vẫn có thể sa bẫy như thường. Như trường hợp chị V. bên trên.
Bộ ngực đẹp tháo ra … 4 bát dịch mủ
Mới tháng 1/2021, chị Trương Thị T. H, ở Hà Nam hoảng hốt đến viện 108 khi 2 bầu ngực đỏ tấy, nhức nhối sau khi được người bạn tiêm cho chất làm đầy (giá ưu đãi chỉ hơn 20 triệu). Nước mắt chị ròng ròng: "Em tiêm lần đầu vào tháng 10/2020 thì không thấy biểu hiện gì, tháng trước em tiêm thêm thì bị như thế này, em đã dùng 20 ngày kháng sinh theo hướng dẫn của bạn em..". Chúng tôi chỉ biết lắc đầu khi mỗi bên ngực của chị tháo ra khoảng 2 bát đầy dịch mủ cùng với những chất làm đầy không thể xác định được.
Chị H. cho xem hình ảnh loại chất làm đầy đã được tiêm thì chỉ thấy loại này được quảng cáo trên mạng và tất nhiên không thể là loại được cấp phép sử dụng của Bộ Y tế.

Ảnh: Mủ tháo từ ngực sau tiêm filer
Câu chuyện của chị V, chị H đã trở nên quá "nhàm" tại các Bệnh viện trung ương trong thời đại thẩm mỹ mất kiểm soát này.
Truyền hình, báo giấy, báo mạng... đã có rất nhiều bài cảnh báo để giúp chị em có được thông tin làm đẹp an toàn. Nhưng có vẻ như thực tế vẫn là câu chuyện buồn khi ngày càng nhiều trường hợp tai biến biến chứng, thảm hoạ khi làm đẹp vẫn chưa thuyên giảm.
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng và thực sự có giá trị với cuộc sống của rất nhiều người, tuy nhiên cũng là không thừa khi chị em đi làm đẹp cần lưu ý:
- Tuyệt đối không sử dụng các dịch vụ tiêm chất làm đầy tại nhà (tiêm dạo).
- Tuyệt đối không tiêm chất làm đầy tại các cơ sở gội đầu, sơn sửa móng tay.
- Hết sức cảnh giác với những người "bạn, chị em..." mới mở spa, thẩm mỹ, tuyển mẫu tiêm filler giá rẻ.
- Không thể tiêm chất làm đầy khối lượng lớn (nâng ngực, nâng mông) mà lại an toàn, hiệu quả, giá thấp.
- "Miếng format miễn phí chỉ có trong bẫy chuột".
PGS.BS Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình (Bệnh viện 108)
Theo Doanh nghiệp & Tiếp Thị

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người
Y tế - 7 phút trướcBệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - 3 nhóm người cần chú trọng làm mát gan, thải độc gan trong ngày hè nắng nóng là những người có lối sống thiếu khoa học, người cao tuổi và người hay uống rượu bia.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu
Y tế - 4 giờ trướcKhi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Kiểu ăn giúp phụ nữ châu Á giảm 41% nguy cơ một loại ung thư
Sống khỏe - 5 giờ trướcMột nghiên cứu kiểu ăn giúp gia tăng tuổi thọ vừa được chứng minh là đem lại lợi ích đặc biệt đối với phụ nữ châu Á.

Uống nước lá tía tô với gừng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 7 giờ trướcLá tía tô và gừng là một loại rau, gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tía tô và gừng được trồng khắp đất nước Việt Nam chúng được sử dụng như một gia vị và sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.

Tại sao đàn ông khỏe hơn nhưng tuổi thọ lại ngắn hơn phụ nữ?
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Điều tra Dân số Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới từ 5 đến 10 năm và khoảng cách này đang ngày càng gia tăng ở một số quốc gia.

Một số mẹo để hạn chế ăn mặn ở bệnh nhân bị tăng huyết áp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Để giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bệnh nhân tăng huyết áp có thể áp dụng một số mẹo trong bài viết dưới đây.

5 loại thuốc nam rẻ tiền bán đầy chợ Việt, mùa hè dùng theo cách này để làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Một số lại cây thuốc nam có thể giúp thải độc gan. Tuy nhiên, cần được sử dụng đúng liều lượng và cách dùng đúng cách để phòng tác dụng phụ không mong muốn.

Uống trà gì để hạ huyết áp?
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Sử dụng trà đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tham khảo thêm một số loại trà trong bài viết sau đây có thể giúp hỗ trợ cải thiện tăng huyết áp.

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặpĐây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.