Ngày giá rét, càng phải cẩn trọng với rượu
GiadinhNet - Trời lạnh giá, không ít người đã “uống chút rượu” với hi vọng “làm ấm người”. Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, thời gian gần đây, hầu như ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận những ca ngộ độc rượu và cấp cứu, nhiều ca không qua khỏi vì quá nặng.

Bệnh nhân T.X.Đ đang được điều trị tại Trung tâm Chống Độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: PV
Ngày nào cũng tiếp nhận người ngộ độc rượu
Tết Nguyên đán đang đến gần, thời điểm này, nhu cầu “tụ tập” bạn bè, chúc tụng nhiều nên không ít người đã phải nhập viện cấp cứu sau mỗi cuộc vui. Theo ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước và sau Tết là thời điểm số ca ngộ độc rượu tăng đáng kể. Thời gian gần đây, hầu như ngày nào Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận những bệnh nhân ngộ độc rượu vào cấp cứu, trong đó không ít bệnh nhân quá nặng không thể qua khỏi. Hiện Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bệnh nhân T.X.Đ (57 tuổi, trú tại Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị ngộ độc methanol cấp. Theo lời kể của gia đình, ngày 17/12, bệnh nhân uống rượu không rõ nguồn gốc mua ở một quán gần nơi trọ. Một ngày sau uống rượu, bệnh nhân xuất hiện kích thích, đau đầu, nhìn mờ. Bệnh nhân được Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội chuyển ngay lên Trung tâm Chống độc cấp cứu.
ThS.BS Nguyễn Quang Thuận - Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: Bệnh nhân T.X.Đ vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, toan chuyển hóa nặng, giảm thị lực, tụt huyết áp, suy gan, suy thận, ngộ độc rất nặng. Bệnh nhân đã được kịp thời cấp cứu theo hướng ngộ độc rượu, hồi sức, chống độc, đặt nội khí quản, lọc máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy methanol trong máu lên tới 169mg/dL (trong khi bình thường 20mg/dL đã là rất nặng phải lọc máu).
Methanol vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Nếu cứ uống liên tục với liều tuy không cao nhưng chúng sẽ được tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh. Trung tâm Chống độc cũng cho biết, nơi đây đã từng tiếp nhận có trường hợp ngộ độc rượu với nồng độ methanol lên đến 687mg/dL, bệnh nhân tử vong không thể qua khỏi. Hoặc không ít các ca bệnh thoát chết nhưng để lại những di chứng ở não, mắt rất nặng nề do phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não… Người bệnh tuy được cứu sống nhưng mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Sai lầm khi uống rượu để làm ấm cơ thể
Khi trời giá lạnh, nhiều người, đặc biệt là những người phải làm công việc ngoài trời hoặc vận động thể lực cho rằng, uống rượu giúp làm nóng, sưởi ấm cơ thể để có thể chống lại cái rét. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo thói quen uống rượu như thế là phi khoa học, không có lợi cho sức khỏe.
Trạng thái ngay sau khi rượu vào trong cơ thể sẽ khiến cả người nóng bừng, hai má đỏ, thậm chí có người ra mồ hôi là có thật. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng mang tính tạm thời. Thực tế rượu không thể giúp ta chống lại cái lạnh được, thậm chí còn khiến cơ thể bị hạ thân nhiệt.
ThS.BS Trần Quốc Bảo - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, uống rượu không làm cho người nóng lên mà chỉ khiến cho người uống thêm nguy cơ giãn mao mạch, trúng gió và tử vong vì rượu. Bình thường, khi uống rượu, người uống sẽ cảm thấy ấm áp lúc đầu bởi vì nó khiến máu nóng lên dưới da, nhưng người uống có thể sẽ cảm thấy lạnh hơn vì uống rượu có thể mất máu đi từ các cơ quan nội tạng, gây ra nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Bản chất rượu là một chất giãn tĩnh mạch, có nghĩa là nó làm cho mạch máu giãn nở, đặc biệt là các mao mạch dưới bề mặt của làn da của bạn, do đó máu nguội đi nhanh chóng.
Ở người bình thường, khi gặp trời lạnh, mạch máu dưới da co lại, mạch máu nuôi các cơ quan nội tạng sẽ giãn thêm để điều tiết lượng máu dư ra do co mạch dưới da. Khi cơ thể phải tăng cường cao độ để chống chọi với cái lạnh mà lại sử dụng chất kích thích như rượu bia quá độ, cơ thể sẽ quá tải gây nên tình trạng đổ bệnh. Nhất là khi uống rượu xong đi về nhà trên đường thời tiết lạnh, cơ thể không đủ ấm có thể gây vỡ mao mạch và rượu sẽ thẩm thấu vào máu gây ngộ độc rượu cấp tính.
Nhiệt năng mang tính ổn định của cơ thể chủ yếu có được từ thức ăn với đường, chất béo và protein. Vì thế, trước khi làm việc ở môi trường có nhiệt độ thấp, mọi người được khuyên không nên uống rượu mà nên ăn các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng, chất béo, protein... Có thể uống canh nóng, trà nóng hoặc nước gừng có tác dụng ủ ấm cơ thể mà vẫn tốt cho sức khỏe.
Mùa lạnh có nên đổ rượu vào nước tắm?
Nhiều gia đình khi trời lạnh lại có thói quen đổ rượu vào chậu nước để tắm cho trẻ, hoặc khi trẻ bị sốt, mẹ pha rượu trắng để lau mình bên ngoài, theo BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM) cho rằng, đây là một quan niệm sai lầm. Tính chất của rượu là bốc hơi nhanh, vì thế khi pha vào nước ấm để lau người cho bé, hay cho bé ngâm vào chậu nước đó rồi đưa lên, sẽ thúc đẩy sự bay hơi trên da, khiến thân nhiệt của bé bị giảm đột ngột. Việc này sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của bé. Mẹ cần giữ vệ sinh cho bé bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm. Mẹ hãy dùng một thau tắm lớn, pha lượng nước với nhiệt độ vừa đủ, sau đó nhúng cháu vào thau nước (không ngập qua đầu), rồi dùng khăn khô lau lại cho bé. Điều này giúp giữ vệ sinh làn da cho bé mà vẫn không gây giảm thân nhiệt.
Thu Nguyên

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.