Ngày xét xử thứ 2: Ông Đinh La Thăng thừa nhận sai phạm do nóng vội
GiadinhNet - Sáng 9/1, TAND Hà Nội tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại PVN và PVC.
Tòa bắt đầu xét hỏi bị can chính là ông Đinh La Thăng.
Trả lời trước tòa, ông Thăng nói chậm, bình tĩnh. Ông trình bày làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN từ tháng 2/2006 đến 2007 với nhiệm vụ chỉ đạo các thành viên phê duyệt đường lối chiến lược; thực hiện đường lối của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của HĐQT; thay mặt Hội đồng thành viên ký giấy tờ...

Ông Đinh La Thăng trả lời trước tòa hôm 8/1
Theo ông Thăng, Chính phủ đã cho phép PVN đầu tư phát triển dịch vụ, cho chỉ định đơn vị thành viên thực hiện các hạng mục của tập đoàn. PVN đã xây dựng các công ty con chuyên ngành, trong đó có PVC với mục tiêu phát triển thành công ty xây lắp mạnh của Tập đoàn.
Việc chỉ định PVC là tổng thầu dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương trong chiến lược phát triển PVN đến năm 2025 trở thành tập đoàn đa ngành, "nâng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu, ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, phát huy nguồn lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế...".
Thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi: "Tháng 6/2010, bị cáo ký Nghị quyết giao PVC thực hiện gói thầu. HĐTV có nghị quyết nào nữa phê duyệt việc này?". Ông Thăng trả lời: "Chủ trương tập đoàn là đồng ý PVC là tổng thầu. HĐTV có nghị quyết thành lập liên doanh tổng thầu".
Ông Thăng giải thích, Chính phủ chỉ đạo khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình sớm nhưng bị cáo thấy thực hiện liên doanh tổng thầu sẽ mất thời gian, còn tổng thầu sẽ thực hiện nhanh hơn. Trong hoàn cảnh cấp bách đó ông "đã xin Chính phủ cho PVC là tổng thầu".
"Trước khi chỉ định thầu có kiểm tra năng lực tài chính của PVC không?", chủ tọa chất vấn. Ông Thăng nói: "Năm 2010, PVN đã bán bớt cổ phần của PVC, thu được gấp 2,5 lần. Về năng lực thầu, PVC đã tham gia nhiều dự án như Điện Cà Mau 1, 2, Thái Bình 1…". Tòa hỏi có nắm được năng lực tài chính của PVC thời điểm năm 2010 không, ông Thăng cho hay theo báo cáo thì PVC "đủ".
Chuyển sang việc ký hợp đồng số 33 bị cơ quan công tố xác định có sai phạm, ông Thăng khai không trực tiếp chỉ đạo ký. "Bởi lẽ, ngày 24/2, bị cáo mới phê duyệt thiết kế hiệu chỉnh, nghĩa là lúc đó bị cáo nhận thức được hợp đồng 33 còn thiếu các thủ tục", ông Thăng giải thích.
Thẩm phán Toàn ngắt lời: "Vậy sao chỉ sau 4 ngày đã khởi công xây dựng được?". Cám ơn câu hỏi, ông Thăng giải thích cùng một lúc triển khai nhiều dự án nên PVN luôn chỉ đạo các công ty thực hiện đồng bộ công việc, không đợi việc này xong mới làm việc kia.
HĐXX hỏi lại ông Thăng về việc chỉ định PVC làm tổng thầu có đúng không, ông Thăng nói: đúng về chủ trương vì có quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2009 chứ không phải năm 2011 mới chỉ định.
"Quá trình điều tra, bị cáo nhận trách nhiệm là người đứng đầu đối với nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Hôm nay, bị cáo thấy việc do có lúc nóng vội dẫn đến vi phạm quy trình thủ tục nên bị cáo nhận trách nhiệm", ông Thăng khai nhận.
Tại tòa, ông Trịnh Xuân Thanh khai nhận năng lực của PCV chưa đủ, nhưng do "mừng vì có công trình thì có công việc cho anh em".

Ông Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa ngày 8/1
Ông Thanh khai, với vai trò là chủ tịch HĐQT PVC: Về tài chính năm 2011, tại thời điểm theo kiểm toán và các báo cáo kiểm toán của nhà nước thì PVC vào năm 2009 thì PVC có lãi nhưng lúc ấy đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.
Khi chuyển về, thì không có vốn mà không chuyển nợ, do đó số tiền đầu tư vượt lên, PVC không đủ vốn. Về việc vay ngân hàng, vay vốn để góp vào đơn vị nhiều vậy nên đầu năm 2011 đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên 4.500 tỉ.
Về việc chỉ định thầu, Thanh khai vào thời điểm PVN chỉ định cho PVC thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thì bị cáo rất mừng, bị cáo có liên hệ với nhà thầu nước ngoài để đề xuất với PVN.
Mặc dù bị cáo biết năng lực của PVC chưa đủ nhưng bị cáo rất mong muốn được thực hiện dự án này.
Sáng nay, để làm rõ vai trò của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, luật sư đề nghị HĐXX cho cách ly 2 người từng là thuộc cấp của ông Thanh, đó là Vũ Đức Thuận (sinh năm 1971), nguyên Tổng giám đốc PVC và Nguyễn Mạnh Tiến (sinh năm 1966), nguyên Phó tổng giám đốc PVC.

Khoảng 6h40, hai đoàn xe chở các bị cáo đã đến trụ sở TAND Hà Nội. Hôm nay là ngày xét xử thứ 2 của phiên tòa. Ảnh: Tiền Phong
Chiều 8/1, khác với các phiên xét xử đại án, mở đầu phần thẩm vấn vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), HĐXX không xét hỏi các bị cáo có vai trò chính trước.
Trong lúc này, hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị áp giải rời phòng xử sang khu vực cách ly. Suốt buổi chiều làm việc, hai ông không được đưa trở lại.

Bị cáo Đinh La Thăng được đưa vào phòng cách ly trong phần xét hỏi. Ảnh: VnExpress
Tại phòng xử, HĐXX hỏi các bị cáo còn lại về hành vi của hai ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh trong việc chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33 thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trái quy định; sai phạm trong việc PVN cho PVC tạm ứng hơn 6,6 triệu USD cùng 1.300 tỷ đồng dẫn đến số tiền này bị sử dụng sai mục đích.
Cả chục bị cáo liên quan việc này có nhiều câu trả lời trái ngược khiến HĐXX phải cho đối chất. Trong hai cuộc đối chất, thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi ít nhất 10 lần câu hỏi: “Vì sao bị cáo biết sai mà vẫn ký duyệt tạm ứng?” cùng nhiều câu hỏi dồn dập đi thẳng vào bản chất khiến nhiều bị cáo lúng túng.
Cả chục bị cáo liên quan việc này có nhiều câu trả lời trái ngược khiến HĐXX phải cho đối chất. Trong hai cuộc đối chất, thẩm phán hỏi ít nhất 10 lần câu hỏi: “Vì sao bị cáo biết sai mà vẫn ký duyệt tạm ứng?” Có bị cáo nói không biết mình đã sai cho đến khi cơ quan điều tra hỏi, có bị cáo khai rằng chỉ làm theo lệnh của lãnh đạo.
M.H (th)

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh
Pháp luật - 3 giờ trướcĐặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Tuồn ma tuý vào nhà tạm giam để dùng chung với bạn
Pháp luật - 8 giờ trướcLợi dụng nhà sát vách tường nhà tạm giam, Trương Lê Phước Tài sau khi bị bắt đã tìm cách tuồn ma tuý vào sử dụng chung với 3 người trong buồng giam.

Mắc 27 hành vi này có thể bị đi tù dù chỉ chuẩn bị phạm tội
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Theo Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bổ sung 27 tội dù chỉ chuẩn bị phạm tội vẫn bị xử lý hình sự.

Án tử cho kẻ nhiều lần 'vào tù, ra tội' vẫn dính vào ma túy
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Dù nhiều lần phải đi tù, cai nghiện bắt buộc... nhưng Nguyễn Lâm Trường vẫn "ngựa quen đường cũ" không cố gắng làm lại cuộc đời. Với hành vi tàng trữ hơn 11 ngàn viên ma túy, Trường bị kết án tử hình.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, gã thanh niên dùng dao đâm bạn lúc rạng sáng
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Bình đã dùng một con dao gấp bằng kim loại đâm hai nhát vào vùng bụng, mạn sườn bên trái anh Nguyễn Hải Quyền khiến nạn nhân bị tổn hại 34% sức khỏe.

Cảnh giác với những thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản
Pháp luật - 21 giờ trướcGĐXH - Trước tình hình trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, tích cực tham gia tố giác tội phạm.

Đột kích khu chung cư, bắt nhóm tổ chức sử dụng ma túy
Pháp luật - 21 giờ trướcGĐXH - Tại thời điểm bị Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Nghệ An) đột kích, các đối tượng vẫn đang lắc lư trong nhạc mạnh và “say” trong ma túy.

TP. Huế: Lĩnh án vì đánh người dẫn đến tử vong
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Thấy 2 người đang lời qua tiếng lại, Khánh dừng xe, xông tới dùng tay đánh vào mặt làm một người đàn ông ngã xuống và tử vong sau đó.

Luật An ninh mạng: Bảo vệ quốc gia số hay giới hạn quyền công dân?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Luật An ninh mạng là bước đi chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian số. Tuy nhiên, tính minh bạch trong thực thi, ranh giới giữa quản lý và kiểm soát, cũng như quyền riêng tư cá nhân đang là những điểm nghẽn gây tranh cãi. Khi không gian mạng trở thành đời sống thật, pháp luật cần tiến đến đâu để vừa bảo vệ - vừa không bị bóp nghẹt?

TP. Huế: Lĩnh án vì đánh người dẫn đến tử vong
Pháp luậtGĐXH - Thấy 2 người đang lời qua tiếng lại, Khánh dừng xe, xông tới dùng tay đánh vào mặt làm một người đàn ông ngã xuống và tử vong sau đó.