Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ nhân xẩm đất kinh kỳ: “Tôi đi hát chứ không đi ăn xin”

Thứ hai, 15:00 14/12/2015 | Giải trí

GiadinhNet - “Biết bao lần, họ ném cho tôi những đồng xu lẻ rồi xua đuổi, chửi mắng. Những lúc ấy, tôi nhã nhặn trả lại tiền họ và nói: Tôi đi hát chứ không phải đi ăn xin. Tôi luôn giữ tự trọng và giữ nét đẹp của nghệ thuật hát xẩm”, ông Nguyễn Văn Gia - nghệ nhân hát xẩm tàu điện đất Kinh kỳ bùi ngùi, chùng giọng.

 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia đàn hát thỏa nỗi nhớ nghề. Ảnh: T.Dương
Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia đàn hát thỏa nỗi nhớ nghề. Ảnh: T.Dương

 

Nghệ nhân từng bị xua đuổi khi hát rong

Trong căn phòng nhỏ khá tuềnh toàng ở Cầu Đô (Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội), tiếng hát xẩm, tiếng đàn nhị vọng ra nghe buồn man mác. Chủ nhân giọng ca réo rắt, ngọt ngào, mê đắm lòng người ấy là ông Nguyễn Văn Gia (70 tuổi). Ít ai biết ông là nghệ nhân hát xẩm tàu điện đất Kinh kỳ thuở trước.

Chiếc đàn nhị được treo cẩn thận trên tường ngay cạnh bàn uống trà, chủ nhân có thể lấy để đàn, hát bất cứ lúc nào. Dù bước sang tuổi thất thập, tóc bạc như cước, đôi mắt khiếm thị nhưng ông Gia rất minh mẫn, nhất là khi nhắc tới nghiệp hát xẩm của mình.

Vốn học giỏi nên ngày nhỏ, ông Gia có mơ ước làm thầy giáo. Tương lai sáng lạn trước mắt thì thật không may, đến năm 16 tuổi, ông bị một trận sốt nặng, hai mắt bỗng dưng mờ dần. Đi khám, ông biết mình bị viêm màng bồ đào. Căn bệnh khó chữa, gia đình lại khó khăn, chẳng có điều kiện điều trị, mắt ông bị mù vĩnh viễn.

Căn bệnh đã cướp đi ánh sáng của cuộc đời ông Gia. Bao nhiêu mộng mơ, bao hoài bão giờ tan nhanh như mưa bong bóng. Đó là một cú sốc lớn trong đời ông. Đã có lúc ông từng nghĩ tới cái chết, nhưng thương bố mẹ, thương thân, ông nén buồn đau để sống. Thanh niên trai tráng, không thể ngồi lì trong nhà, ông Gia quyết định đi học chữ nổi. Sau đó, ông xin theo học hát cải lương ở Trường Nghệ thuật sân khấu.

Với giọng hát ngọt ngào, truyền cảm, ông đã hoàn thành khóa học một cách xuất sắc. Nhưng đôi mắt mù lòa đã khép các cánh cửa vào các đoàn nghệ thuật. Ông đành rong ruổi đàn hát thuê cho các đoàn lớn như Kim Phụng, Chuông Vàng với cat-sê còm cõi, chẳng đủ nuôi thân.

Đang lúc buồn chán, ông Gia tha thẩn quanh Bờ Hồ. Ở đó có một “trùm xẩm” đang hát bài “Mục hạ vô nhân”. Ông đứng đó nghe mãi mà chẳng muốn về. Cuối buổi, ông xin làm học trò của “trùm xẩm” và được chấp nhận. Người thầy ấy đã dạy ông những bài hát xẩm. Càng học ông Gia càng thấy mê xẩm như điếu đổ, càng hát càng say. Ông hát như được giải tỏa nỗi buồn u uất.

Trên tàu điện, ông rong ruổi 36 phố phường kiếm từng đồng xu nhỏ. Với vốn kiến thức học ở trường, cộng thêm chất giọng trời phú, ông Gia được coi là người hát xẩm hay nhất trong nhóm hát xẩm tàu điện. Khi cao hứng, ông còn tặng mọi người vài điệu vọng cổ, cải lương mùi mẫn. So với các bạn xẩm, ông kiếm tiền khá hơn. Dẫu vậy, số tiền của ông cũng chỉ đủ chi tiêu 2 bữa/ngày.

Thời ấy, cuộc sống còn nghèo nên việc đi hát của ông chẳng kiếm được bao nhiêu. Thậm chí, những người hát xẩm như ông bị coi là ăn xin. Biết bao lần, họ ném cho ông những đồng xu lẻ rồi xua đuổi, chửi mắng. Những lúc ấy, ông nhã nhặn trả lại họ tiền và nói: “Tôi đi hát chứ không phải đi ăn xin. Tôi luôn giữ tự trọng và giữ nét đẹp của nghệ thuật hát xẩm”, ông Gia chùng giọng.

Trào lưu học hát xẩm cấp tốc

Vất vả, cực nhọc  nhưng ông cũng quyết không bỏ nghề. Tính đến nay, hát xẩm đi cùng ông Gia gần hết chặng đường đời. Ông bảo: “Xẩm ra đời từ rất sớm, thời nhà Trần cách đây hơn 700 năm. Tương truyền tổ nghề hát xẩm là thái tử Trần Quốc Đĩnh - một trong hai người con trai của vua Trần Thánh Tông. Nửa đầu thế kỷ 20 về trước, hát xẩm thường là các nhóm đi khắp chốn cùng quê hay những chuyến tàu điện. Sau này, nó chủ yếu dành cho người khiếm thị ở miền Bắc nước ta. Nhờ có xẩm mà những người khiếm thị như chúng tôi luôn tìm được sự lạc quan, niềm vui sống”.

Ông Gia bồi hồi: “Hát xẩm với những giọng hát mộc mạc được cất lên trên những chuyến tàu điện leng keng. Sau gần một thế kỷ gắn bó với người dân Hà Nội, năm 1992, xẩm tàu điện đã chính thức từ giã phố phường và mang theo tất cả những ký ức đất Kinh kỳ”. Chẳng còn đất diễn, ông lại mang “đồ nghề” về hát cho bà con chòm xóm nghe cho đỡ nhớ.

Không phải ngẫu nhiên ông Gia được Trung tâm Văn hóa âm nhạc nghệ thuật Việt Nam công nhận là nghệ nhân hát xẩm tàu điện, coi như một "pho sử sống về xẩm tàu điện". Ông được Hội Âm nhạc Việt Nam trao Bằng khen vì đã đóng góp tích cực trong việc sưu tầm, phục hồi và phát huy nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam. Những bạn hát xẩm tàu điện của ông thời xưa, người còn, người mất, nhưng chẳng ai níu kéo hay theo nghiệp. Nhìn quanh, dường như chỉ mỗi mình ông còn đắm say điệu hát hơn 700 tuổi này.

Hỏi về chế độ dành cho nghệ nhân hát xẩm tàu điện, ông lắc đầu cười buồn: “Làm gì có đâu. Đến như cụ Hà Thị Cầu từng được tôn vinh là “Báu vật nhân văn sống” còn phải ngậm ngùi, về nơi chín suối trong đói nghèo, bệnh tật nữa là tôi”. Trong căn phòng nhỏ chưa đầy 20m2, nghệ nhân hát xẩm đang sống lặng lẽ, đạm bạc bên người vợ tần tảo.

Nhưng ông có nỗi buồn, nỗi lo hơn nỗi lo cơm gạo áo tiền, đó là thế hệ nối nghiệp hát xẩm. Quá yêu quý làn điệu xẩm, ông sẵn sàng truyền nghề, dạy hát, dạy đàn miễn phí cho những ai nặng lòng với môn nghệ thuật dân gian này. Nhưng theo ông, bây giờ, có không ít bạn trẻ chỉ học hát xẩm theo trào lưu. Ông từng được mời giảng dạy các học viên theo học ở các trường nhạc. Rất hiếm người chuyên tâm học hành, đa phần chỉ học để lấy “le”. Họ học cấp tốc vài ba làn điệu rồi “lòe” thiên hạ. Họ còn bảo: “Chỉ học thế thôi, học nhiều làm gì loại nhạc “đám ma”, nhạc “ăn xin” này”.

Lẫn trong tiếng nhạc, vẫn là lời hát buồn man mác: "Mặt nước cánh bèo, bấy lâu nay mặt nước cánh bèo. Đã từng lưu lạc, đã từng lưu lạc để nhiều điều vất vả gian truân”. Lời ca, giọng hát ngậm ngùi, lênh đênh và buồn thương như chính cuộc đời người hát.

 

Ở tuổi “xưa nay hiếm”, ông Nguyễn Văn Gia vẫn đánh và hát “ngọt lịm” các làn điệu xẩm đã từng đi vào tiềm thức của người Hà Nội xưa: “Mục hạ vô nhân”, “Ngãi mẹ sinh thành”, “Cái trống cơm”, “Xẩm chợ”, “Huê tình”, “Xẩm xoan”, “Ba bậc”, “Giăng sáng vườn chè”, "Anh khóa", “Nhị tình”, “Dứa dại không gai”, “Thập ân”…

Thùy Dương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Ông trùm' chân dài quê Nam Định một thời là tri kỷ của Ngọc Trinh giờ có cuộc sống ra sao?

'Ông trùm' chân dài quê Nam Định một thời là tri kỷ của Ngọc Trinh giờ có cuộc sống ra sao?

Giải trí - 9 phút trước

GĐXH - 'Ông trùm' Vũ Khắc Tiệp quê Nam Định từng là tri kỷ của Ngọc Trinh, sau những sóng gió thị phi, hiện tại cuộc sống của anh giờ ra sao?

Hoa hậu quê Bình Định đã 'đối đầu' thế nào tại Miss World?

Hoa hậu quê Bình Định đã 'đối đầu' thế nào tại Miss World?

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Ý Nhi tại vòng thi đầu tiên của Head To Head Challenge đã đem đến dự án tủ sách ý nghĩa bày tỏ khát vọng nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ của trẻ em Việt Nam.

Cô gái miền Tây được gọi 'công chúa tóc mây' vào chung kết Hoa hậu Việt Nam

Cô gái miền Tây được gọi 'công chúa tóc mây' vào chung kết Hoa hậu Việt Nam

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Lê Thị Mỹ Dung - cô gái miền Tây ghi dấu ấn khác biệt trong Top 25 Hoa hậu Việt Nam 2024 nhờ suối tóc mây óng ả, đẹp hiếm thấy.

Nam diễn viên quê Bắc Ninh bất ngờ xuất hiện trong 'Cha tôi, người ở lại', khán giả phấn khích: 'Nhân vật chính đây rồi'

Nam diễn viên quê Bắc Ninh bất ngờ xuất hiện trong 'Cha tôi, người ở lại', khán giả phấn khích: 'Nhân vật chính đây rồi'

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Đình Tú xuất hiện trong tập mới nhất phim "Cha tôi, người ở lại" khiến khán giả thích thú, háo hức chờ đợi.

Điều ít biết về 'cha đẻ' nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại': Xuất thân 'nôi' chèo, từng là 'Thiên Lôi'

Điều ít biết về 'cha đẻ' nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại': Xuất thân 'nôi' chèo, từng là 'Thiên Lôi'

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Phùng Tiến Minh - "cha đẻ" của 3 ca khúc lấy nước mắt khán giả trong "Cha tôi, người ở lại" xuất thân trong gia đình có cha mẹ là diễn viên chèo nhưng anh lại là diễn viên kịch, từng ghi dấu ấn với vai Thiên Lôi (Táo quân).

Phim "Cha tôi, người ở lại" kéo dài thêm 3 tập, khán giả tranh cãi không biết nên vui hay buồn?

Phim "Cha tôi, người ở lại" kéo dài thêm 3 tập, khán giả tranh cãi không biết nên vui hay buồn?

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Phim "Cha tôi, người ở lại" dự kiến kết thúc ở tập 42, tuy nhiên phim có thể thêm 3 tập cuối, điều này gây tranh cãi đối với khán giả.

Con trai đời thực tròn 10 tuổi của bà Liên phim 'Cha tôi người ở lại'

Con trai đời thực tròn 10 tuổi của bà Liên phim 'Cha tôi người ở lại'

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - 'Bà Liên' Thu Quỳnh của phim "Cha tôi người ở lại" mới đây đã khoe con trai bé Be đã tròn 10 tuổi. Hình ảnh cao lớn hơn tuổi của cậu bé khiến khán giả chú ý.

Thanh Thúy - Đức Thịnh tiết lộ điều đặc biệt giấu kín về hôn nhân 17 năm

Thanh Thúy - Đức Thịnh tiết lộ điều đặc biệt giấu kín về hôn nhân 17 năm

Câu chuyện văn hóa - 10 giờ trước

Gần 2 thập kỷ bên nhau, cặp đôi NSƯT Đức Thịnh - Thanh Thúy trải qua không ít sóng gió. Họ dần học cách lắng nghe, bao dung, ý thức trách nhiệm vì tổ ấm.

H'Ăng Niê: Từ cô bé chăn bò đến 'ngọc trai đen' của làng mẫu Việt

H'Ăng Niê: Từ cô bé chăn bò đến 'ngọc trai đen' của làng mẫu Việt

Câu chuyện văn hóa - 12 giờ trước

H'Ăng Niê - cô gái Ê-đê từ Buôn Đôn - vượt qua nghèo khó, định kiến để trở thành á hậu, người mẫu nổi tiếng.

'Bạn gái' kiến trúc sư của Bùi Như Lai phim 'Cha tôi, người ở lại' gợi cảm với áo ren xuyên thấu

'Bạn gái' kiến trúc sư của Bùi Như Lai phim 'Cha tôi, người ở lại' gợi cảm với áo ren xuyên thấu

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Lương Thu Trang - nữ diễn viên đang được khen ngợi với vai bạn gái lệch tuổi của Bùi Như Lai trong phim "Cha tôi, người ở lại" gây chú ý khi diện thiết kế xuyên thấu.

Top