Nghệ thuật đương đại: Trình diễn ngang với…uống thuốc “liều”!
GiadinhNet - Một nghệ sĩ đang “cháy hết mình” với đạo cụ, lời thoại trên mảnh ruộng ven sông Hồng thì bị nông dân vác cuốc, cào ra đuổi; Nghệ sĩ khác mặc áo dài trắng nằm co trên vỉa hè giữa lúc trời mưa đã khiến dòng người kéo đến mỗi lúc một đông vừa tò mò, vừa chửi rủa… Những màn trình diễn đương đại gợi lên những câu hỏi lớn cho đời sống nghệ thuật hôm nay.

Khi nghệ sĩ bị chế giễu
Mới đây, trong những ngày Hà Nội mưa gió sụt sùi, nhà thơ Ly Hoàng Ly đã khiến nhiều người sửng sốt bởi một phần trình diễn nghệ thuật đương đại ngay trên vỉa hè. Cô mặc áo dài trắng, đeo cánh thiên thần, đi chiếc xe đạp sơn trắng toát diễu trên đường phố rồi dừng xe nằm gục ngay trên vỉa hè. Thoạt đầu, mọi người xúm xít vì nghĩ có… tai nạn giao thông hay một ai đó bị vấn đề về thần kinh đang tự hành xác. Mãi đến khi nhà thơ ngồi dậy, lấy giấy bút ghi chép ý kiến của mọi người thì tất cả mới “ồ”, “à” và dần tản ra, ai về nhà nấy.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra những chuyện “dở khóc, dở cười” về trình diễn nghệ thuật đương đại. Trước đó, nghệ sĩ Đào Anh Khánh khi đang lưng trần, tóc xõa để vẫy vùng, hú hét trình diễn trên nền nhạc đã bị đông đảo nông dân vác cuốc, cào ra đuổi vì dám “dẫm lên ruộng mà không xin phép”.
Tháng 4/2012, nghệ sĩ Trần Trọng Linh từng gây “chấn động” với triển lãm “Thương thuyết” tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội). Với chủ đề về dòng sông ô nhiễm nặng, nghệ sĩ đã mang nước thải của sông Tô Lịch về đóng băng trình bày thành tác phẩm sắp đặt. Tuy nhiên, dòng nước đen ngòm, hôi thối tan chảy từ khối đá lạnh đã tràn ra mặt đường, vỉa hè khiến ai đi ngang qua cũng phải hốt hoảng. Vậy là chưa hết 3 ngày triển lãm, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH-TT&DL) đã ra quyết định yêu cầu dừng triển lãm trước sự “bịt mũi” của dư luận.
Trình diễn nghệ thuật đương đại vốn không xa lạ ở các nước phương Tây nhưng ở Việt Nam, loại hình này vẫn còn xa lạ và chưa nhận được sự đồng cảm của số đông. Thậm chí chỉ cần công chúng thấy lạ mắt, chướng tai, “lệch chuẩn” một chút là bị “ném đá” ngay. Cứ như vậy, giữa nghệ sĩ và công chúng luôn ở thế giằng co. Nghệ sĩ thì cho rằng công chúng “chưa đủ tầm” để tiếp nhận, công chúng thì “chửi” nghệ sĩ là “điên rồ”, “rỗi hơi”…
Nhìn lại, sau dư luận của những cuộc trình diễn, chính những nghệ sĩ với khao khát tương tác nghệ thuật với cộng đồng thường là đối tượng chịu thiệt thòi hơn cả. Việc họ có “điên” hay không chưa bàn đến, nhưng những cái tên như: Ly Hoàng Ly, Trần Trọng Linh, Đào Anh Khánh… đều được giới nghệ thuật trong và ngoài nước biết đến. Trường hợp của Ly Hoàng Ly, cô tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện Nghệ thuật Chicago, vừa là nhà thơ, nghệ sĩ thị giác, nhà biên tập văn học sáng giá với nhiều tác phẩm được xuất bản ở nước ngoài. Thế nhưng, sau khi về nước, những hình ảnh, clip về buổi trình diễn của Ly Hoàng Ly được đăng tải trên các diễn đàn, mạng xã hội thì hàng nghìn bình luận mang tính chế giễu đã nhằm vào nghệ sĩ và êkíp thực hiện.
Có thể lạ mắt nhưng đừng… phản cảm
Không thể phủ nhận, khoảng 20 năm trở lại đây, sự xuất hiện của nghệ thuật đương đại với các hình thức sắp đặt, trình diễn, video art... đã chạm được đến những vấn đề phức tạp không dễ thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa, điêu khắc thuần túy. Đó là: tự do và giới tính, con người và bản năng, triết lý nhân sinh, chiến tranh, bạo lực, đạo đức xã hội, ô nhiễm môi trường, những bất cập trong đời sống đô thị hóa…
Thế nhưng, đã có không ít cuộc trình diễn mà các nghệ sĩ thì mải mê với ý tưởng, tâm huyết còn khán giả mặc sức “bịt mũi”, quay lưng khiến cấp quản lý không khỏi lúng túng. Vấn đề này đang đặt ra một yêu cầu cho các nghệ sĩ: Dù là loại hình nghệ thuật nào cũng cần có khán giả và nghệ thuật có thể lạ mắt chứ đừng phản cảm, lố bịch.
Vì thế, để nghệ thuật đương đại ở Việt Nam có khán giả, những nghệ sĩ cần thông qua truyền thông để giải thích, giúp cho công chúng hiểu hơn về nghệ thuật này. Trong giai đoạn đầu, khi chưa thể được số đông công chúng tiếp nhận thì các nghệ sĩ phải có sự tìm hiểu, chọn lựa đối tượng khán giả cho mình. Việc lựa chọn bối cảnh, môi trường để biểu diễn, trình diễn cũng cần được xem xét kỹ để sáng tạo ra những màn trình diễn mới mẻ mà không lố lăng, lạ mắt mà không phản cảm.
Nói về khó khăn với loại hình trình diễn nghệ thuật đương đại, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết, trong những năm qua, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã kiên quyết không cấp phép cho một số chương trình biểu diễn và ngay cả khi nó diễn ra “chui” thì đều gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Hiện tại, vẫn chưa có văn bản riêng quy định cụ thể, chi tiết việc trình diễn, biểu diễn... nên đây chính là lỗ hổng để những tác phẩm phản cảm “vượt rào” đến với công chúng.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật đương đại thì cho rằng, công chúng cũng nên có cách nhìn cởi mở hơn bởi trên con đường tìm tòi, thể nghiệm những giá trị mới vẫn có một số tác phẩm chưa đủ độ chín, chưa phù hợp thị hiếu của số đông khán giả.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chia sẻ: “Lâu nay, nghệ thuật đương đại Việt Nam mới chỉ hoạt động ở các trung tâm, tụ điểm văn hóa nhỏ, triển lãm mang tính cá nhân chứ chưa kết hợp để đưa loại hình này đến các chương trình lớn như Festival, lễ hội… nhằm tiếp cận được đại chúng, đem lại hiệu quả tốt hơn cho cả nghệ thuật và xã hội”.
Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Gia tộc hiếm có ở Việt Nam với 3 NSND, 3 NSƯT, cả mẹ và con gái đều nổi tiếng
Giải trí - 16 phút trướcGia đình NSƯT Lê Mai là một trong những trường hợp đặc biệt, với ba thế hệ kế tiếp nhau sống và cống hiến cho nghệ thuật.

Tranh cãi nhan sắc khác lạ của Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng khi đến Mỹ
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Fan sắc đẹp đồng loạt kêu "giải cứu" khi xem ảnh mới nhất của Hoa hậu Việt Nam 2022 - Thanh Thuỷ tại nước ngoài.

Chưa kịp hết hot với Bích Phương, Tăng Duy Tân bất ngờ phát ngôn 'lạ'
Giải trí - 1 giờ trướcCa sĩ Tăng Duy Tân gây chú ý khi phản ứng với "những người mắc hội chứng thượng đẳng âm nhạc" bằng giọng điệu gay gắt.

18 năm sau ngày đăng quang hoa hậu ở nước ngoài, mỹ nhân Việt này đang làm công việc gì?
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Trương Hồ Phương Nga đăng quang Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, sau 18 năm giành vương miện, mỹ nhân này có cuộc sống như thế nào?

Vợ trẻ của NSND Công Lý bức xúc về tin đồn đã có một đời chồng
Giải trí - 3 giờ trướcNgọc Hà - vợ NSND Công Lý rất bức xúc trước tin đồn đã có một đời chồng.

Mrs Asia International 2024 Kiều Vũ: Tôi không cạnh tranh về vẻ ngoài, mà tập trung làm đẹp bằng trí tuệ
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Xuất hiện trong show diễn cá nhân của NTK Nguyễn Minh Tuấn, Mrs Asia International 2024 Kiều Vũ thu hút ánh nhìn bởi vẻ đẹp siêu thực.

Người chơi vừa xuất sắc nhận thưởng 320 triệu đồng trong 'Vua tiếng Việt' là ai?
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - Người chơi Hoàng Trọng Sang đã vượt qua 3 đối thủ để giành ngôi vị 'Vua tiếng Việt' tập 17 với phần thưởng trị giá 320 triệu đồng tiền mặt.

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Xuân liên tiếp gặp rắc rồi, Bắc thương con nên tha thứ cho Lan Anh?
Xem - nghe - đọc - 4 giờ trướcGĐXH - Trong tập 24 "Dịu dàng màu nắng", thương con còn nhỏ đã chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của mẹ, Bắc đã có ý định gọi điện nói chuyện với Lan Anh.

Gia thế bất ngờ của ca sĩ Soobin Hoàng Sơn
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Ca sĩ Soobin Hoàng Sơn ngôi sao nổi tiếng Vbiz, nhưng ít ai biết được nam ca ca sĩ lại được sinh ra trong gia đình 3 thế hệ làm nghệ thuật.

'Thần đồng âm nhạc' sở hữu loạt ca khúc trăm triệu view từ 3 tuổi giờ ra sao?
Thế giới showbiz - 5 giờ trướcSau thế hệ Xuân Mai, Xuân Nghi, có thể nói bé Bảo An là sao nhí sáng giá nhất trong trang lứa của mình, được gọi là "sao nhí triệu view".

Á hậu tuổi Ngọ sau 12 năm đăng quang: 4h30 dạy học tiếng Anh, tự nhận được gia đình nuôi ăn ngày 3 bữa
Giải tríGĐXH - Á hậu Nguyễn Thị Loan là người đẹp tuổi Ngọ có nhiều thành tích trong các cuộc thi nhan sắc nhưng dường như hào quang vương miện không đủ sức níu chân người đẹp trong làng giải trí.