Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghề y - nghề nguy hiểm (cuối): Càng hiểm nguy càng không chùn bước

Thứ hai, 11:08 21/10/2013 | Y tế

GiadinhNet - Xúc động, nghẹn ngào, tự hào và khâm phục - đó là những cảm xúc của rất đông sinh viên Đại học Y Hà Nội cũng như các khách mời có mặt tại đêm giao lưu “Nữ thầy thuốc vượt khó, tận tâm với nghề” tối 18/10.

Nghề y - nghề nguy hiểm (cuối): Càng hiểm nguy càng không chùn bước 1
Các khách mời đang chia sẻ chuyện nghề trong buổi giao lưu.
Ảnh: Võ Thu.
Chương trình do Bộ Y tế, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC phối hợp thực hiện, nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2013).

Hy sinh cả hạnh phúc bản thân

Năm 1991, dịch sốt rét kinh hoàng hoành hành tại huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã cướp đi 181 sinh mạng. Đến bây giờ, những người dân tại vùng miền núi xứ Nghệ này mỗi khi nhắc lại vẫn còn rùng mình ớn lạnh. Đó cũng là năm đầu tiên, nữ bác sĩ trẻ tuổi Nguyễn Thị Dịnh (hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Châu, Nghệ An) tiếp nhận công tác tại đây.

Người bệnh nằm la liệt khắp phòng khám. Hầu như ngày nào cũng có người chết. Quỳ Châu thành “chảo lửa” sốt rét. Vậy mà chị Dịnh, khi ấy đang bụng chửa vượt mặt, vẫn ngày ngày chăm sóc bệnh nhân rồi cuốc bộ đường rừng đến tận từng hộ gia đình khắp các bản để tuyên truyền, vận động người dân phun thuốc muỗi, nằm màn khi đi ngủ. Chuyện gia đình, chị đành nhờ người chồng bệnh binh chăm sóc mẹ già cùng cậu con trai chưa đi học lớp 1. Dù vất vả nhưng chị vẫn bám trụ cơ sở không kể ngày đêm, giờ giấc… Sau trận dịch lịch sử đầy ám ảnh đó đến nay, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, vệ sinh môi trường đảm bảo, Quỳ Châu đã khống chế được hầu hết các dịch bệnh. Khi kể lại câu chuyện này, chị Dịnh vẫn không giấu nổi niềm xúc động...

Trân trọng sự hy sinh thầm lặng

Bác sĩ – hai tiếng thật thiêng liêng. Ngành Y hiện có hơn 400.000 cán bộ y tế, 63% là nữ giới. Trong số đó, nhiều nữ cán bộ y tế ở những “trận địa” gian khổ điều trị, chăm sóc các bệnh nguy hiểm như: SARS, AIDS, phong, lao, tâm thần… Càng nguy hiểm, họ càng không chùn bước. Và lời động viên ý nghĩa nhất đối với các chị chính là ánh mắt, nụ cười của người bệnh khi bình phục, là sự ủng hộ, yêu thương của gia đình, đồng nghiệp và hơn hết là sự cảm thông của toàn xã hội…

Những công việc khó khăn, thầm lặng mà các nữ y, bác sĩ đã, đang và sẽ làm dành cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân đầy gian khó nhưng vinh quang có lẽ không thể nào kể hết được. Dẫn theo lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thì sự hy sinh thầm lặng đó diễn ra từng giờ, từng phút, ở khắp mọi miền. Khi sáng chói, khi lặng thầm, nhưng sự hy sinh đó luôn luôn cao quý, đáng trân trọng.

BS Rơ Chăm Lyva đến từ Gia Lai năm nay 29 tuổi, vào nghề y chính thức được 4 năm. Chị đến với nghề từ di nguyện của người bố thương binh đã mất. Làm việc xa nhà đến hơn 100 cây số, chị đành nhờ người chồng cũng là bác sĩ chăm sóc cô con gái chưa đầy 2 tuổi. Mỗi tháng chị về thăm nhà một lần. “Mình làm nghề y, luôn tuyên truyền sản phụ cho con bú bằng sữa mẹ đến 2 tuổi. Vậy mà từ khi con mình sinh nhật lần thứ nhất, mình đã phải cai sữa cho con. Biết làm sao được! Mẹ công tác xa nhà, con đành chịu thiệt. Tội lắm! Nhiều đêm nhớ con không ngủ được, chỉ biết khóc thôi!”, BS Lyva không ngăn được dòng nước mắt. Tôi hỏi: “Nơi đây xa xôi, quạnh quẽ, có khi nào chị chùn bước?”. Chị không ngại ngần kể: “Nhiều bạn bè cũng thắc mắc sao tôi không xin về thành phố? Nhưng tôi nghĩ: Đồng bào cần tôi. Hình ảnh người bố thương binh chỉ luôn mong mỏi con gái út sẽ làm nghề y, cứu bệnh cho dân làng Gia Rai; ánh mắt, nụ cười của người dân - nơi cái gì cũng thiếu, khi tôi chữa khỏi bệnh cho họ khiến tôi không nản bước…”.

Những tình huống không có trong sách vở

Những thiên thần áo trắng đang ngày đêm đem tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng tiếp thêm nhựa sống cho những ca bệnh đứng bên bờ sinh tử. Có những nữ thầy thuốc đã tận tình chăm sóc, điều trị, cảm hóa những bệnh nhân mà người bình thường khi chứng kiến đều cảm thấy sợ hãi, xa lánh. Tại buổi giao lưu, BS CKII Lê Thị Tố Uyên- Trưởng Khoa Điều trị tự nguyện nam (Bệnh viện Tâm thần Trung ương I) và TS. BS Phạm Thị Thanh Thủy- Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) đã kể lại những câu chuyện về nghề y – nghề nguy hiểm. Điều thú vị là, những người phụ nữ ấy đã coi chính sự nguy hiểm làm nên điểm khác biệt và thú vị để trụ lại với nghề.

“Cuộc đời của tôi gắn với những bệnh nhân tâm thần. Nhà tôi gần một bệnh viện tâm thần, từ bé tôi đã vào đó để chứng kiến tất cả diễn biến của một bệnh nhân từ lúc vào viện đến lúc ra viện. Lúc vào viện, họ kích động, la hét, đập phá... Nhưng lúc ổn định, có thể họ vẫn chơi với chúng tôi, dạy chúng tôi hát, múa, thêu thùa, đan lát. Tôi nghĩ, khi một người bệnh đã lên cơn kích động như thế, sau khi điều trị trở về với con người bình thường, họ cũng như bao người khác. Chính vì thế, tôi đã chọn nghề điều trị tâm thần”, BS Tố Uyên chia sẻ.

Còn đối với BS Thanh Thủy, động lực của chị chính là được chứng kiến những bệnh nhân từ lúc còn nằm liệt giường, rồi khi họ dần trở lại cuộc sống bình thường khỏe mạnh; những bệnh nhân hôm trước hôn mê, hôm sau tỉnh dần… Chị gọi đó là những điều kỳ diệu.

Nói nghề y – nghề nguy hiểm, thì có lẽ, trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần, bệnh truyền nhiễm là mang nguy hiểm cao nhất. “Có những bệnh nhân hoàn toàn không hợp tác điều trị, lúc nào cũng nhăm nhe trốn viện, nhân viên trực lúc nào cũng phải đảm bảo  24/24 giờ, không hề được ngủ. Rồi trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cũng có nhiều nguy hiểm, có khi đang cho bệnh nhân ăn, bệnh nhân nhai xong phun luôn vào mặt nữ bác sĩ; Có khi đang tiêm truyền, bệnh nhân không nói không rằng rút kim tiêm chọc thẳng vào tay y tá; có nhân viên y tế đi tìm bệnh nhân để chăm sóc thì khi quay lại phòng bệnh, bệnh nhân đã có mặt ở đó và bẻ gãy tay nhân viên y tế… Những điều này xảy ra hàng ngày và chúng tôi hoàn toàn không thể lường trước được vì nó thường xảy ra đột ngột. Không sách vở, giáo trình nào dạy được những điều này. Chúng tôi làm việc hoàn toàn vì cái Tâm và chỉ đau đáu mong muốn cho bệnh nhân lành bệnh”, BS Tố Uyên nghẹn ngào nói.
 
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top