Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tuyệt đối không chủ quan, hệ thống phòng chống dịch hoạt động 100% công suất

Thứ năm, 07:52 30/04/2020 | Y tế

GiadinhNet - Theo đánh giá, về cơ bản, Việt Nam đã khống chế được đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 4 ngày khiến nhiều chuyên gia lo ngại nếu người dân, chính quyền chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh.

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tuyệt đối không chủ quan, hệ thống phòng chống dịch hoạt động 100% công suất - Ảnh 1.

Đeo khẩu trang nơi công cộng là một trong những cách bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh hoạ

Dịch được kiểm soát tốt nhưng chưa phải là hết

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, Việt Nam có một số thành công. Những thành công này một phần lớn là bởi chúng ta thực hiện nghiêm túc nguyên tắc chống dịch được đề ra từ đầu, và đặc biệt áp dụng giãn cách xã hội sớm và quyết liệt.

Vậy đâu là mối lo ngại đối với Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới của dịch COVID-19, trong khi hàng ngày vẫn có hàng trăm người Việt nhập cảnh? Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Việt Nam thực hiện chính sách bảo hộ công dân, do đó, hàng ngày vẫn có một lượng người Việt từ nước ngoài trở về, nhập cảnh hoặc những người vào nước theo đường bộ, lối mòn. PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định, sắp tới chúng ta có thể có thêm những ca mắc COVID-19 từ người nhập cảnh này nhưng tất cả họ đều được cách ly ngay do đó không đáng ngại.

Vì thế, vị chuyên gia này nhận định những ca ngoài cộng đồng mới chính là mối nguy cơ thứ 2 ở nước ta. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, chúng ta phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng vì dù có thực hiện giãn cách xã hội cũng không thể quản được 100% người dân. "Một đất nước có gần 100 triệu dân, vẫn còn đi lại, gặp nhau. Chưa kể có phần lớn người mắc không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất khó phát hiện", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, để phát hiện ca bệnh trong cộng đồng, hiện phải thực hiện giám sát qua nhiều kênh. Trong đó, tại cộng đồng, phải giám sát những trường hợp nghi, sốt, ho, khó thở, kể cả những mệt mỏi không rõ nguyên nhân, điều tra dịch tễ nếu có yếu tố nghi ngờ thì nên tiến hành xét nghiệm COVID-19. 

Kênh thứ hai, đó là giám sát người vào phòng khám (công và tư nhân), vì nhiều trường hợp có biểu hiện sốt, ho có thể vào phòng khám đầu tiên. Kênh thứ ba là phải giám sát ở hiệu thuốc như cách Hà Nội đang tiến hành. Theo đó, yêu cầu các cơ sở bán lẻ thuốc lập sổ theo dõi thông tin người có triệu chứng ho, sốt, khó thở phải khai báo y tế.

Ngoài ra, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện nay Bộ Y tế có hệ thống giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và hệ thống giám sát cúm tại các bệnh viện. Mỗi trường hợp viêm phổi, cúm hay giống cúm vào bệnh viện được lấy mẫu làm xét nghiệm COVID-19 để phát hiện ngay người dương tính SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19…

Người dân tuyệt đối không chủ quan trong kỳ nghỉ dài ngày

"Người đứng đầu các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 19/CT-TTg; các đơn vị phân công người trực; riêng hệ thống phòng, chống dịch bệnh phải hoạt động 100%, nhất là trong trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5".

(Trích Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 28/4).

Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá về cơ bản đến nay Việt Nam đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, virus corona chủng mới được đánh giá là "biến ảo", khó lường. Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã rơi vào tình huống "làn sóng thứ 2" (được hiểu là kiểm soát tốt, hết dịch rồi nhưng tái bùng phát mạnh mẽ, thậm chí vỡ trận) do không kiểm soát được ca nhiễm trong cộng đồng. Gần đây nhất là Singapore.

Nhiều người đặt vấn đề lo ngại liệu Việt Nam có bị "làn sóng thứ 2" tấn công hay không? PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định "khó có nguy cơ này". Việt Nam có thể có những ổ dịch nhưng sẽ không lớn, rải rác và sẽ kiểm soát được.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu nhắc lại khuyến cáo, người dân không được chủ quan bởi virus không trừ một ai. Ông bày tỏ sự lo lắng khi trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày, sau một thời gian không ngắn thực hiện giãn cách xã hội, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi bằng xe khách, tàu hoả hay máy bay… hoặc đến những điểm công cộng. 

Nếu người dân chủ quan, không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã được khuyến cáo liên tục có thể làm cho dịch diễn biến khó lường. Sự chủ quan đó có thể đến từ suy nghĩ sai lầm của người dân rằng "đã hết dịch", nên họ thoải mái ngồi sát nhau, cụng ly bắt tay hay đi những địa điểm công cộng đông người, ngồi trên xe khách, máy bay, tàu hoả… mà không đeo khẩu trang, liên tục tiếp xúc gần.

Dù đã 14 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện nay do dịch ở quốc tế rất phức tạp, chúng ta phải xác định tiếp tục duy trì công tác phòng, chống dịch.

Mặc dù hiện nay chúng ta không thực hiện giãn cách xã hội, song người dân cần thực hiện 5 biện pháp sau, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ dài ngày:

- Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần.

- Tránh tập trung đông người.

- Hạn chế ra ngoài, nhất là những người già, người có bệnh lý nền.

- Khử khuẩn, rửa tay xà phòng, sát khuẩn.

- Khai báo y tế, đặc biệt với những người có ho, sốt, triệu chứng nghi vấn hoặc có yếu tố dịch tễ.

 Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 2 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top