Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghịch lý chính sách hỗ trợ tái định cư

Thứ tư, 15:35 27/03/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Đất thuộc diện nhà nước thu hồi. Dân hoàn toàn đồng tình vì cảnh quan đường phố bên sông Tô Lịch (Hà Nội) sẽ khang trang sạch sẽ hơn.

Nghịch lý chính sách hỗ trợ tái định cư 1
Theo ông Miện, nhiều mảnh đất sát khu vực GPMB vẫn bán được với giá vài tỷ đồng nhưng các hộ lại chỉ được bồi thường khoảng 4 triệu đồng/m2. Ảnh: Việt Nguyễn.

Nhưng sau đó, hàng chục hộ đã phải ngậm đắng nuốt cay khi biết số tiền bồi thường, hỗ trợ cho hàng chục mét vuông đất giữa nội đô – vốn được xem là quý như vàng - không bõ bèn gì so với giá căn hộ tái định cư mà họ được mua trả chậm trong 10 năm.

Đau đớn vì đất không sổ đỏ
 
Dọc bờ (hữu) sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến Ngã Tư Sở, song song với đường Láng, nhiều năm nay lem nhem vì mặt bằng quy hoạch chưa được thực hiện, nhà dân lụp xụp, cây cỏ um tùm, mất vệ sinh, đời sống sinh hoạt không khác gì những “xóm liều”. Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II sẽ giải tỏa khu đất vàng nhưng kém văn minh này thành con đường bên sông sạch sẽ, gọn gàng hơn. Các hộ dân thuộc tổ 5 và tổ 6 đường Giáp Nhất (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) nằm trong vị trí giải tỏa từ cầu Mọc đến đình Giáp Nhất đa số không có sổ đỏ cho mảnh đất của mình, dù vẫn sống ổn định, không tranh chấp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Chuyện này không có gì lạ khi trong ngày 25/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn thông báo, cả nước đang tồn đọng tới hơn 4 triệu sổ đỏ chưa được cấp và riêng Hà Nội là 500.000 giấy.

Năm 2011, thực tế này cộng với sự “phức tạp” vốn có trong việc xác minh nguồn gốc đất và khung giá đất quá chênh lệch so với giá thị trường đã khiến hàng chục hộ dân ở tổ 5 và tổ 6 đường Giáp Nhất bị áp khung thấp nhất là 8.736.000 đồng/m2 (vị trí 3) nhưng đa số chỉ được hưởng 40% của 8.736.000 đồng. Sau khi giải phóng mặt bằng phục vụ dự án thoát nước, họ được mua nhà tái định cư tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Thanh Xuân) và khu đô thị Đồng Tàu (Hoàng Mai). Được ở nơi đàng hoàng hơn, nhưng mới qua chưa đầy 2 năm, các hộ dân đã thấy canh cánh mối lo bị thu hồi căn hộ hoặc phải ở thuê vì số tiền bồi thường hàng chục mét đất không bõ bèn gì so với mức giá quá “chát” của căn hộ tái định cư mà họ được mua.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Đức Miện và bà Nguyễn Thị Kim Dung (trú tại phòng 407 nhà N2C và phòng 1707 nhà N2D KĐT Trung Hòa – Nhân Chính), thay mặt hơn 20 hộ dân vốn trú tại khu vực giải phóng mặt bằng, cùng than rằng giá đất ở nội thành (dù nằm bên sông Tô Lịch ô nhiễm thì vẫn cứ là đất vàng) mà chỉ được bồi thường khoảng 4 triệu đồng/m2 là quá xa thực tế, trong khi 2 căn hộ mà các ông, bà này được mua lại có giá tới 16 triệu đồng/m2 sàn. Ông Miện tính toán: “Nhà nào cũng ôm món nợ từ 600 triệu đến hơn 1 tỷ, đã thế lại phải chịu tiền lãi. Dù được trả chậm 10 năm nhưng tôi bây giờ gần 70 tuổi rồi, sợ rằng đến lúc chết cũng không trả hết nợ!”.

Mất ăn mất ngủ vì nợ
 
Theo các hộ dân, một điều nghịch lý là họ đang sống yên ổn trên mảnh đất của mình bao lâu nay, dù nhà cửa không đàng hoàng như căn hộ tái định cư nhưng cũng rất có giá trị vì ở ngay giữa nội thành, bỗng nhiên bị giải phóng mặt bằng, số tiền đền bù thậm chí chưa được tiêu đồng nào đã phải ôm một cục nợ lớn với thời gian 10 năm, chưa kể lãi suất. Quá bức xúc, bà Kim Dung còn khoe với chúng tôi mấy… trang thơ dài dằng dặc bà làm sau những đêm mất ăn mất ngủ, chỉ để nói lên sự việc cho… bõ tức mà thôi. Bà bảo, khi thu hồi đất, “người ta cứ làm rào rào, chúng tôi chưa định thần được”.

Ông Nguyễn Đức Miện lại than: “Nhà nước chủ trương thu hồi đất thì phải chấp hành rồi, nhưng thực tế như vậy đấy nên rất bức xúc. Chúng tôi về hưu hưởng chế độ rồi, bây giờ làm cái gì ra tiền mà trả nợ. Tôi có 65m2 được bồi thường có 318 triệu đồng, nhưng phải nộp luôn vào tiền mua căn hộ tái định cư nên chả được cầm xu nào cả. Còn nợ hơn 800 triệu đồng nữa, không biết làm sao mà trả nổi? Chưa kể, có 2 hộ còn chưa được phân nhà cơ”. Bà Nguyễn Thị Minh (cùng trú tại nhà N2D, trước ở số 1, ngõ 2, đường Giáp Nhất) bức xúc: “Chúng tôi làm đơn rất nhiều mà có ăn thua gì đâu. Nếu không đồng ý với phương án bồi thường của họ (UBND quận Thanh Xuân) thì làm sao có nhà để sống yên ổn. Nhưng có được căn hộ rồi thì lại canh cánh khoản nợ lớn kia”.

Theo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư – UBND quận Thanh Xuân, các phương án giải phóng mặt bằng trong phạm vi dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II này căn cứ theo Văn bản số 4216/UBND-TNMT ngày 10/6/2010 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt bổ sung một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án thoát nước trên địa bàn quận Thanh Xuân. Hầu hết các hộ gia đình đều có một phần diện tích được khẳng định là tự sử dụng sau ngày 18/12/2001 và được áp mức bồi thường chỉ khoảng 50.000 đồng/m2, số diện tích còn lại được xác định là đất tự chuyển đổi sang làm nhà ở, đất ở trước 15/10/1993 và được áp mức bồi thường thấp nhất là 40% của 8.736.000 đồng/m2 (đơn giá năm 2011). Nhưng các hộ dân như ông Miện đều cho rằng, cứ tính toán kiểu như thế này, thì 4 mét đất của người dân đang sống ổn định chưa chắc đã mua nổi một mét sàn tái định cư, thế nên mới sợ “đến chết chưa hết nợ” như lời ông Miện nói.

Năm 2012, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 14/UBND về chính sách bán nhà tái định cư theo phương thức trả dần (thay thế Quyết định 72 ra năm 2006). Theo đó, các trường hợp có đủ điều kiện được mua nhà tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhưng tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất và nhà ở trên đất nhỏ hơn số tiền mua nhà tái định cư phải nộp, có nguyện vọng được trả dần số tiền chênh lệch còn thiếu trong 10 năm. Số tiền nhà được phép trả dần được tính lãi suất bằng 0,3%/tháng. Trường hợp không trả đủ khi hết 10 năm thì Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà báo cáo thành phố quyết định chuyển sang hình thức thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Số tiền mua nhà đã trả sẽ được trừ dần vào tiền thuê nhà.

Việt Nguyễn
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 20 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 22 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Top