Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghiên cứu: Các loại vaccine COVID-19 bảo vệ con người trong bao lâu?

Thứ ba, 08:03 24/08/2021 | Sống khỏe

Vaccine COVID-19 có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng và tử vong khi không may mắc bệnh. Nhưng các loại vaccine COVID-19 bảo vệ bạn trong bao lâu?

Một nghiên cứu mới từ Đại học Oxford đã cố gắng trả lời câu hỏi này.

Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức xét nghiệm COVID-19 cho 700.000 tham gia. Quá trình phân tích diễn ra trước và sau khi biến thể Delta "hoành hành" nên các nhà nghiên cứu có thể đánh giá hiệu quả của các mũi tiêm chống lại virus SARS-CoV-2 và cả biến chủng của nó.

Loại vaccine nào có hiệu quả lâu dài nhất?

Theo kết quả nghiên cứu, khi so sánh với tiêm chủng AstraZeneca, tiêm 2 liều vaccine Pfizer ban đầu có vẻ có hiệu quả cao hơn đối với biến thể Delta. Nhưng nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy hiệu quả của nó giảm nhanh hơn.

Nghiên cứu: Các loại vaccine COVID-19 bảo vệ con người trong bao lâu? - Ảnh 1.

Cụ thể, một tháng sau khi tiêm liều vaccine Pfizer thứ 2, hiệu quả chống lại COVID-19 cao hơn 90% so với không tiêm. Sau 2 tháng, hiệu quả này giảm xuống còn 85% và sau 3 tháng còn 78%.

Đối với vaccine AstraZeneca, các mức độ hiệu quả này lần lượt là 67%, 65% và 61%. Như vậy, theo các nhà khoa học, sau 4-5 tháng, vaccine này vẫn có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta gần như ban đầu.

Một liều vaccine Moderna có hiệu quả tương tự hoặc cao hơn đối với biến thể Delta như các loại vaccine khác. Các nhà khoa học của Đại học Oxford chưa có dữ liệu về tác dụng khi tiêm đủ 2 liều vaccine Moderna.

Bởi vì thời gian tiêm chủng được triển khai vào tháng 12/2020 nên các nhà nghiên cứu cho biết họ cần thêm thời gian hoạt động của các mũi tiêm thì mới có thể đưa ra các thông tin khác nữa.

Theo tiến sĩ Koen Pouwels, nhà nghiên cứu cấp cao tại Khoa Y tế Dân số Nuffield của Đại học Oxford, mặc dù hiệu quả bảo vệ có thể suy giảm đối với vaccine Pfizer nhưng điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả tổng thể của các loại vaccine vẫn rất cao.

Nhận xét về nghiên cứu này, Tiến sĩ Alexander Edwards, phó giáo sư về Công nghệ Y sinh tại Đại học Reading, đồng ý rằng: "Nhìn chung, nghiên cứu này là tuyệt vời vì nó cho thấy rằng mặc dù những người được tiêm phòng vẫn có nguy cơ lây nhiễm biến chủng Delta cao hơn so với chủng cũ nhưng vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ đáng kể. Có những khác biệt nhỏ - giữa các loại vaccine khác nhau và một số thay đổi theo thời gian - nhưng chúng đều hoạt động hiệu quả".

Nghiên cứu: Các loại vaccine COVID-19 bảo vệ con người trong bao lâu? - Ảnh 2.

Phải tiêm bao nhiêu liều vaccine thì có thể chống lại được biến thể Delta?

Phát hiện chính của nghiên cứu là các mũi tiêm có tác dụng chống lại biến thể Delta hiệu quả. Mặc dù tác dụng của vaccine với biến thể Delta thấp hơn so với biến thể Alpha, nhưng người tiêm 2 liều vaccine có khả năng bảo vệ 70-80%. Tiêm 1 liều vaccine có thể ngăn ngừa nửa số ca bệnh.

Bộ Y tế Công cộng Anh cho hay, tiêm 2 liều Pfizer hoặc AstraZeneca giúp bảo vệ hơn 90% đối với nguy cơ nhập viện vì biến thể Delta.

Kết quả nghiên cứu của Oxford cũng cho thấy những người trẻ hơn (18-34 tuổi) được bảo vệ nhờ tiêm chủng cao hơn so với nhóm lớn tuổi (35 đến 64 tuổi).

Tuy nhiên, những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm Delta với nồng độ virus tương tự như những người chưa được tiêm chủng. Điều này cho thấy các bệnh nhân đó có thể sẽ truyền bệnh cho người khác.

Các phát hiện của Oxford phù hợp với phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và được đưa ra khi chính phủ Hoa Kỳ vạch ra kế hoạch thực hiện mũi tiêm tăng cường chống lại COVID-19 vào tháng tới trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Delta ở quốc gia này đang gia tăng.

Israel đã bắt đầu sử dụng liều Pfizer thứ ba vào tháng trước để đối phó với sự gia tăng các ca bệnh tại địa phương do biến chủng Delta gây ra. Một số quốc gia châu Âu cũng dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp thuốc tăng cường cho người già và những người có hệ miễn dịch kém.

T.T

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 7 phút trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Top