'Nghiên cứu Quái vật': Cuộc đời của 22 đứa trẻ mồ côi bị hủy hoại khi chúng bất đắc dĩ trở thành 'chuột bạch' của cuộc thí nghiệm phi đạo đức
Nghiên cứu Monster (Quái vật) đã hủy hoại cuộc đời của những đứa trẻ, để lại những hệ lụy đau lòng trong suốt phần đời còn lại của các em.
Tiến sĩ Wendell Johnson, sinh năm 1906, là một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông sinh ra ở Roxbury, Kansas và có một cuộc sống bất thường. Thời thơ ấu của Wendell trôi qua êm đềm cho đến khi khoảng 5-6 tuổi, một giáo viên nói với cha mẹ của ông rằng Wendell bắt đầu có tật nói lắp. Từ đó, ông phải trị liệu bằng các phương pháp khác nhau.
Đến năm 16 tuổi, khả năng nói của Wendell càng trở nên tồi tệ hơn, phải đến một ngôi trường chuyên dành cho trẻ nói lắp. Ông ở lại trường 3 tháng nhưng không cải thiện được tình hình. Kể từ đó, Wendell luôn bị ám ảnh bởi khả năng nói của mình và điều này dần trở thành động lực để thúc đẩy ông thực hiện một cuộc nghiên cứu gây tranh cãi trong lịch sử nhân loại.
Vào những năm 1930, người ta tin rằng bệnh nói lắp là do di truyền và không thể cứu chữa. Tuy nhiên, ông Wendell cho rằng đó là hành vi học được, việc "gán mác" nói lắp cho trẻ em sẽ càng khiến chúng trở nên tệ hơn và trong một vài trường hợp sẽ đẩy một đứa trẻ bình thường rơi vào cảnh lắp bắp. Để chứng minh cho ý kiến cá nhân, ông đã tiến hành "thí nghiệm Quái vật" của riêng mình.

Chân dung tiến sĩ Wendell Johnson.
Nghiên cứu đã chọn 22 đứa trẻ mồ côi để tham gia thí nghiệm. Chúng hoàn toàn không biết mục đích của cuộc nghiên cứu là gì, chỉ biết rằng mình sẽ được trị liệu lời nói. Trong suốt cuộc thí nghiệm, Wendell được hỗ trợ bởi nữ sinh viên Mary Tud. Cô là người trực tiếp tương tác với lũ trẻ.
Trong số này có 10 trẻ bị nói lắp và 12 trẻ nói bình thường. Sau đó mỗi nhóm lại được chia thành 2 nhóm nhỏ: một nhóm được nói rằng chúng có vấn đề về nói lắp và một nhóm thì được nói rằng lời nói của chúng hoàn toàn ổn, không có vấn đề gì. Nghiên cứu kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1939. Mary định kỳ lái xe đến trại trẻ mồ côi và nói chuyện với mỗi đứa trẻ trong khoảng 45 phút theo kịch bản.
Đối với nhóm bị nói lắp, cô khích lệ và nói rằng chúng chẳng có vấn đề gì về phát âm cả, các em được khuyến khích khả năng nói trôi chảy và thể hiện bản thân trước đám đông của mình. Đối với nhóm bình thường, cô lại nói rằng phát âm của chúng thật tệ và chúng bị nói lắp. Các em luôn luôn bị chê trách mỗi khi cất lời cũng như bị mắng mỏ vì nói chuyện không trôi chảy. Thậm chí, các em còn bị đay nghiến chỉ vì quá sợ hãi mà lắp bắp không nên câu. Những người thực hiện nghiên cứu còn nói với các em rằng: "Đừng bao giờ mở miệng nói câu nào cho tới khi em nói trôi chảy hơn".

22 đứa trẻ mồ côi bất đắc dĩ trở thành vật thí nghiệm.
Ký ức của cặp song sinh là "chuột bạch" cho những thí nghiệm rùng rợn nhất thế giới: Bị tiêm virus chết người, tiêm hóa chất vào mắt vì mục đích nhẫn tâmLoạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại
Những đứa trẻ bình thường bị ép nói lắp ngày càng sợ sệt trước lời nhận xét từ người lạ, rụt rè và kém tự tin hơn trước rất nhiều do thường xuyên chịu lời chỉ trích trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Chúng thậm chí còn tin rằng bản thân thực sự mắc bệnh nói lắp và chẳng có phương thuốc nào chữa chị thành công tật này cả. Chúng bắt đầu ít nói hơn, khả năng giao tiếp cũng giảm mạnh và không còn vui vẻ như trước nữa.
Nhận ra sự hủy hoại đáng sợ của cuộc thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã cố gắng sửa sai, khôi phục trạng thái ban đầu cho bọn trẻ nhưng không có kết quả. Dường như tác động từ thí nghiệm đã ăn sâu vào nhóm trẻ mồ côi bị "gắn mác" nói lắp và các em phải vật lộn với hậu quả của cuộc thử nghiệm phi đạo đức đó trong suốt phần đời còn lại.

Wendell đã quay lại thăm những đứa trẻ này một vài lần sau khi nghiên cứu kết thúc, cung cấp một số dịch vụ chăm sóc sau nghiên cứu cho chúng. Tuy nhiên, điều đó không đem lại kết quả thiết thực nào. Tiến sĩ này qua đời vào năm 1965 với ám ảnh về những gì mình đã gây ra trong cuộc nghiên cứu mang tên Quái vật ấy.
Năm 2001, tức 36 năm sau khi Wendell qua đời, Đại học Iowa, nơi nhà nghiên cứu này làm việc vào thời gian ông thực hiện "Nghiên cứu Quái vật", đã lên tiếng xin lỗi chính thức và thừa nhận thí nghiệm này thực sự đáng hối tiếc, không thể bào chữa. Sau 6 năm đấu tranh pháp lý, 6 nạn nhân của thí nghiệm được bồi thường tổng cộng 925.000 USD vào năm 2007.
Dù số tiền đền bù đã được đưa ra nhưng những thiệt hại thực tế gây ra cho những đứa trẻ là không có gì đong đếm nổi. Sự kinh khủng nhất và phi đạo đức của cuộc thí nghiệm đó chính là những đứa trẻ mồ côi trở thành "con chuột bạch" mà các em không hề hay biết gì. Dù biết sẽ nhận nhiều phản ứng tiêu cực từ dư luận và có thể để lại hậu quả nặng nề nhưng những người thực hiện nghiên cứu này vẫn bất chấp tất cả và đem những đứa trẻ vô tội ra làm vật thí nghiệm để thỏa mãn sự ích kỷ cá nhân. Đây là bài học đau lòng của ngành khoa học thí nghiệm và trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhân loại.

Theo Helino

Cửu Long Thành Trại “hồi sinh” giữa lòng Hồng Kông
Tiêu điểm - 5 giờ trướcTừng được xem là một trong những khu dân cư đông đúc và hỗn loạn nhất thế giới, Cửu Long Thành Trại từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa – lịch sử đặc biệt của Hồng Kông.

Thiên thạch từ sao Hỏa được bán với giá 5,3 triệu đô la
Chuyện đó đây - 5 giờ trướcMột thiên thạch được cho là mảnh vỡ lớn nhất được biết đến của sao Hỏa trên Trái đất vừa được bán với giá 5,3 triệu đô la, bao gồm thuế và phí, cho một người đấu giá ẩn danh tại cuộc đấu giá của Sotheby's New York ngày 16/7.

Sốc: Cá voi sát thủ biết chế tạo công cụ để "tẩy tế bào chết"
Chuyện đó đây - 16 giờ trướcLoại công cụ đặc biệt được cá voi sát thủ chế tạo từ các mảnh tảo bẹ và dường như là thứ để chúng giúp nhau chăm sóc da.

Trung Quốc siết chặt quản lý bán hàng livestream: Người bán phải được đánh giá trình độ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcThị trường livestream không còn “dễ ăn” như trước.

CEO tỷ đô nói gì sau màn ngoại tình với giám đốc nhân sự được công khai trước toàn thế giới?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - CEO Andy Byron của công ty công nghệ Astronomer bị hàng nghìn người chứng kiến cảnh ôm ấp giám đốc nhân sự Kristin Cabot khi xem concert của Coldplay, dù đã có gia đình riêng.

Cả trung tâm thương mại cháy dữ dội ở Iraq, thương vong nghiêm trọng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcMột đám cháy không rõ nguyên nhân đã bùng phát tại trung tâm thương mại Hyper Mall ở TP al-Kut của Iraq và nhanh chóng nhấn chìm cả tòa nhà.

Sự thật kinh hoàng về những livestream mukbang bạn hay xem
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNgười livestream ăn uống vô độ trước người xem của mình để bán hàng.

Nghe thấy tiếng động bí ẩn, gia chủ tưởng là chuột nhưng khi trần nhà sụp xuống thì vội gọi cứu hộ
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcHình ảnh con vật to lớn được đưa xuống bên dưới khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Bắc Cực hóa Nam Cực, một loài người thông minh biến mất?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNam Cực ngày nay từng nằm gần cực Bắc từ của Trái Đất thay vì cực Nam. Sự thay đổi vào 41.000 năm trước có thể đã khiến một loài người diệt vong.

Phát hiện vùng đất chứa ‘kho báu’ khổng lồ nhưng chỉ khai thác được 0,2%, tiềm năng nhiều hơn cả khí đốt, nắm giữ chìa khoá tương lai năng lượng sạch
Chuyện đó đây - 2 ngày trước“Kho báu” này có thể mở ra một kỷ nguyên năng lượng sạch mới.

Lý do người dân Nhật Bản chặt bỏ cây sau khi bị xin quả
Chuyện đó đâyGĐXH - Vui vẻ khi có người xin trái cây trong vườn, song chủ nhà ở Nhật Bản chặt bỏ cả cây sau đó, để tránh những người khác "dòm ngó".