Ngoài bột thông cống, trẻ nhỏ còn dễ ăn nhầm phải những hóa chất nguy hiểm này
GiadinhNet – Trên thực tế, việc trẻ nhỏ ăn nhầm các loại hóa chất độc hại không phải là hiếm. Nguyên nhân là do trẻ còn nhỏ, chưa ý thức và phân biệt được các loại hóa chất nên dẫn đến nhiều sự việc đau lòng.
Mới đây, tại Trường Tiểu học xã Bắc An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể do học sinh ăn nhầm bột thông cống. Theo đó, sáng 4/3, giáo viên C.T.H. mua 4 gói bột màu trắng dùng thông bồn cầu để ở gầm cầu thang của trường với mục đích tối mang về nhà thông tắc bể phốt.
Trong giờ ra chơi, một học sinh lớp 5 đã lấy ra ăn rồi chia cho các bạn cùng lớp và các em khóa dưới. Hậu quả, 44 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của trường này bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu. Rất may không có trường hợp thương vong.
Trên thực tế, việc trẻ nhỏ ăn nhầm các loại hóa chất độc hại không phải là hiếm. Nguyên nhân là do trẻ còn nhỏ, chưa ý thức và phân biệt được các loại hóa chất nên dẫn đến nhiều sự việc đau lòng.

Các chuyên gia khuyến cáo, các loại hóa chất độc hại cần để xa tầm với của trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Ngoài ăn nhầm bột thông cống, tại các bệnh viện đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ uống nhầm xăng, dầu, thuốc diệt chuột, hạt chống ẩm hoặc các hạt nhựa dẻo gần tương tự như kẹo.
Điểm lại một số vụ việc điển hình như:
Tưởng nước uống, bé trai “tu” cả xăng
Ngày 17/3/2018, bé V.G.B. (17 tháng tuổi, ngụ tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM trong tình trạng suy hô hấp tím tái phải thở qua ống nội khí quản, thở máy. Kết quả thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh nhi bị tổn thương các cơ quan gan thận, tổn thương phổi nặng, xuất huyết phổi, tri giác hôn mê.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước đó bệnh nhi chơi với người em họ, hơn cháu 6 tháng tuổi ở sân nhà. Hai anh em thấy chai nước giải khát bên gốc cây, cậu bé mở nắp, ngửa cổ uống. Ngay lập tức bé bị ho sặc sụa, nôn ói. Nghe tiếng ho, ông nội của bé từ trong nhà chạy ra thì tá hỏa khi ngửi thấy mùi xăng nồng nặc từ miệng cháu. Khi ấy, gia đình mới vội vàng đưa bé đi cấp cứu.
Nhầm thuốc diệt chuột là siro, hai chị em nguy kịch
Nhặt được 2 ống thuốc có màu hồng giống siro, bé T (5 tuổi ) ở Quảng Ninh, cùng em trai 3 tuổi đã cho lên miệng uống. Ngay khi uống xong, các bé có biểu hiện nôn nhiều, đau bụng. Gia đình không đưa trẻ đi viện ngay mà ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa về cho uống nhưng tình trạng nôn, đau bụng vẫn không thuyên giảm. Chiều cùng ngày, người bố vô tình thấy vỏ ống thuốc vứt dưới sân mới tá hỏa đây là ống thuốc diệt chuột dân địa phương vẫn hay dùng.
Ngay lập tức gia đình đưa con vào Bệnh viện Uông Bí. Các cháu được cấp cứu rửa dạ dày, sau đó chuyển lên khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Khi đó bé trai bắt đầu có biểu hiện co giật. Cả hai chị em phải điều trị thải độc và được theo dõi đặc biệt từ các bác sĩ.
Loét họng vì ăn hạt hút ẩm trong bánh trung thu
Bé N.T.H. 22 tháng tuổi, ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang được gia đình đưa vào viện cấp cứu vì có nhiều vết loét ở cổ họng. Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trước đó, gia đình có ăn bánh trung thu. Bên trong bánh có 1 gói hút ẩm nhỏ nên vô tình vứt ra sân.
Đến chiều, bé H ra sân chơi tưởng kẹo nên xé ra ăn. Sau đó, bé kêu khóc và liên tục lấy tay gãi trong miệng.
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết, họng bé H có nhiều vết loét đỏ, chẩn đoán bị phỏng độ 2 do ăn phải hạt hút ẩm. Bé được điều trị theo thuốc uống tại nhà.
Mua nhầm hạt nhựa dẻo thành kẹo cho con ăn
Theo Shanghaiist, một bà mẹ ở Giang Tô, Trung Quốc, đã mua một gói hạt nhựa nở về nhà và nghĩ rằng đây là loại kẹo nhỏ, nhiều màu mà cô con gái ba tuổi rất yêu thích.
Trước khi bà mẹ thử ăn một hạt và nhận ra đây không phải kẹo, cô con gái đã nuốt tổng cộng 280 viên. Kết quả chụp X-quang cho thấy bụng cô bé chứa đầy vật thể như bóng nước.
Theo các bác sĩ, hạt nhựa nở dễ bị nhầm lẫn với kẹo vì có kích thước nhỏ và nhiều màu sắc sặc sỡ. Khi bị ngâm với nước, chúng sẽ trương nở với kích thước lớn hơn nhiều so với ban đầu và dính lại với nhau. Khi nuốt phải loại hạt này, trẻ có thể bị ngộ độc.
Nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời, những hạt nhựa nở này vẫn chưa trương phình và ảnh hưởng đến sức khỏe cô bé. Các bác sĩ đã dùng biện pháp y tế để đẩy những hạt nhựa này ra ngoài cơ thể của bé.
Giúp trẻ nhận diện và hạn chế các tai nạn do nhầm lẫn gây ra
Theo các chuyên gia, những nguy cơ cho trẻ kể trên hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người lớn chú ý. Do đo, bố mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Các hóa chất gây nguy hiểm cần được đặt xa tầm tay trẻ em, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.
- Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống để tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.
- Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi.
- Với những trẻ lớn hơn, đã biết đọc chữ, cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại. Dạy trẻ cách nhận diện và phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.
Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc do ăn, uống nhầm hóa chất, việc đầu tiên nên cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng. Có thể cho trẻ uống một chút nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc.
N.Mai

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 phút trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 14 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 15 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...