Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh

Thứ ba, 10:44 26/11/2024 | Giáo dục

GĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình.

Giáo viên tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình.

Năm học 2024 - 2025 là năm đầu tiên toàn ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm: 2 môn thi bắt buộc (ngữ văn, toán) và 2 môn tự chọn (trong số các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Đáng chú ý, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc như trước.

100% học sinh không đăng ký dự thi môn tiếng Anh

Trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Yên Thành), tỷ lệ học sinh đăng ký thi môn tiếng Anh năm nay chỉ đạt khoảng 36%.

Trong khi đó, tại Trường THPT Bắc Yên Thành, qua khảo sát, có 165/594 học sinh chọn Ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp.

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh- Ảnh 1.

Năm học 2024 - 2025 là năm học đầu tiên toàn ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đáng chú ý, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc như trước.

Lý giải về lựa chọn này, bà Nguyễn Thị Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Yên Thành cho biết, học sinh chọn tiếng Anh làm môn thi tốt nghiệp thường là những em có kế hoạch xét tuyển vào các trường đại học, nguyện vọng du học, xuất khẩu lao động, hoặc làm việc tại các công ty nước ngoài. "Năm nay, không có nhiều học sinh đăng ký môn tiếng Anh bởi những ngành nghề gắn với tiếng Anh không nhiều, chủ yếu ở các ngành ngôn ngữ, chuyên sâu. Trong khi đó, học sinh của trường không có nhiều điều kiện để học tiếng Anh như các vùng thuận lợi khác", bà Lê Thị Hà chia sẻ.

Việc 100% học sinh không đăng ký thi môn tiếng Anh tại Trường THPT Trần Đình Phong, một trường ngoài công lập ở huyện Yên Thành, không phải là điều quá bất ngờ.

Ông Nguyễn Trọng Vận, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đình Phong cho biết, tâm lý học sinh ở nông thôn thường e ngại môn tiếng Anh nên lựa chọn các môn xã hội vì cảm thấy "an toàn" hơn. "Ngoại ngữ là môn cần thiết nếu học sinh có dự định du học hoặc xuất khẩu lao động. Nhà trường vẫn khuyến khích các em học đều các môn và đặc biệt chú trọng trau dồi kỹ năng ngoại ngữ. Đây là một kỹ năng cơ bản không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập", ông Vận nói.

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh- Ảnh 2.

Giáo viên tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình.

Lý giải rõ hơn, chị Lê Thùy Dung, giáo viên tiếng Anh hiện đang giảng dạy tại một trung tâm ở TP Vinh cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT hiện nay không thể đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, mà chủ yếu chỉ kiểm tra lại những kiến thức đã học, tập trung vào ngữ pháp và từ vựng. Trong khi đó, các trường CĐ, ĐH lại yêu cầu trình độ tiếng Anh nhất định trong chuẩn đầu ra, cũng như xét tuyển môn tiếng Anh hoặc yêu cầu chứng chỉ quốc tế ở đầu vào.

"Việc tiếng Anh trở thành môn thi tự chọn không có nghĩa là học sinh sẽ bỏ học môn này hay trình độ sẽ giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình hội nhập. Khi tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc, những học sinh ở các "vùng trũng" không có điều kiện phát triển ngoại ngữ vẫn có thể thi tốt nghiệp THPT và học lên cao hơn với thế mạnh của mình", chị Dung nói.

Theo chị Dung, quyết định không coi ngoại ngữ là môn thi bắt buộc sẽ có ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học trong tương lai, nhưng theo chiều hướng tích cực. Điều này giúp giáo viên không còn phải dạy để "chạy theo kỳ thi", mà có thể tập trung vào việc giảng dạy để học sinh đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Thầy, trò không còn "học để thi"

Năm học này, Trường THPT Quế Phong có hơn 550 học sinh lớp 12. Từ năm lớp 10, nhà trường đã tổ chức chia lớp theo định hướng môn học, với 7 lớp dành cho học sinh theo định hướng Khoa học xã hội và 8 lớp theo định hướng Khoa học tự nhiên, dựa trên sự đăng ký tự nguyện của học sinh.

Với việc triển khai kỳ thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, ngay từ cuối năm lớp 11, nhà trường tiến hành khảo sát để nắm bắt số lượng học sinh đăng ký thi các môn. Kết quả cho thấy, đa số học sinh chọn đăng ký thi các môn tự chọn như Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Kinh tế - Pháp luật... đặc biệt, tỷ lệ học sinh đăng ký thi môn tiếng Anh rất thấp, chỉ khoảng 2-3%.

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh- Ảnh 3.

Tiết học của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh).

Ông Nguyễn Hồng Tư, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quế Phong cho biết, hiện tại, nhà trường vẫn duy trì việc giảng dạy đều các môn học. Sau kỳ thi giữa kỳ sẽ thực hiện thêm một cuộc khảo sát để học sinh đăng ký các môn tự chọn phù hợp với năng lực của mình.

"Dù kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn căng thẳng như trước và cơ hội xét tuyển đại học cũng không nhiều, việc học đều các môn sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức, đặc biệt là về môn tiếng Anh. Điều này không chỉ hỗ trợ các em trong các kỳ thi đánh giá năng lực, mà còn chuẩn bị cho các em sau khi ra trường, khi bước vào thị trường lao động," ông Tư cho biết thêm.

Em Trần Trung Dũng, học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh) cho biết, cá nhân em sẽ "nhẹ gánh" hơn vì không cần phải "vùi đầu vào ôn thi". "Tiếng Anh vẫn là công cụ rất cần thiết để tiến vào thế giới phẳng nên em sẽ tiếp tục cố gắng học tập theo hướng thực tiễn hơn", em Dũng nói.

Ở một góc độ khác, việc tiếng Anh không còn là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có thể mang lại những tác động tích cực, bởi vì tiếng Anh đã và đang là một công cụ trong thế giới phẳng hiện nay chứ không còn đơn thuần là một môn học.

Trong những năm gần đây, nhiều bậc phụ huynh chú trọng đầu tư cho con em mình học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Nhờ đó, trình độ tiếng Anh của học sinh ở vùng nông thôn và thành thị ngày càng không còn chênh lệch quá lớn. Nhiều học sinh ở các vùng quê đã đạt thành tích cao trong các kỳ thi tiếng Anh, minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc. Vì vậy, khi tiếng Anh trở thành môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, điều này sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực trong công tác giảng dạy. Các thầy cô sẽ không còn bị áp lực điểm số mà có thể tập trung vào việc phát triển tư duy và khuyến khích học sinh học tiếng Anh một cách chủ động và sáng tạo hơn.

Nghệ An thiếu giáo viên tiếng Anh trầm trọng nhưng không thể tuyển dụngNghệ An thiếu giáo viên tiếng Anh trầm trọng nhưng không thể tuyển dụng

GĐXH - Tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh kéo dài nhiều năm tại các huyện miền núi Nghệ An, nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa có phương án khả thi nào để khắc phục, gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Giáo dục - 21 phút trước

Thiếu tướng, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).

Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025

Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025

Giáo dục - 44 phút trước

GĐXH - Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.

Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội

Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Bảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Giáo dục - 21 giờ trước

Ngoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục - 21 giờ trước

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 1 ngày trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 2 ngày trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Top