Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngôi đền bên sông và số phận bi oán của một nàng công chúa

Thứ bảy, 09:19 09/10/2010 | Xã hội

GiadinhNet -Gần 200 trăm năm qua, đền Ghềnh thờ Công chúa Ngọc Hân vẫn tồn tại, bất chấp sắc lệnh hà khắc của triều Nguyễn, bất chấp sự xói mòn của dòng nước sông Hồng.

Sự trường tồn của ngôi đền là nhờ một dòng họ nhiều đời nối tiếp nhau trông coi, chăm sóc.
 
Chuyện buồn nàng "Chúa tiên"

Bến Ghềnh ngày xưa giờ chỉ còn trong sử sách, nước sông Hồng qua hàng trăm năm bồi lở đã biến bến sông này trở thành dĩ vãng. Nằm ngay trên nền đất vốn là bến Ghềnh xưa kia, đền Ghềnh (quận Long Biên, Hà Nội) là đoạn cuối của một con ngõ nhỏ chạy ngoằn ngoèo ngay dưới chân dốc cầu Chương Dương.

Quá trình hình thành và tồn tại của ngôi đền này gắn với số phận buồn của nàng công chúa Ngọc Hân, người được cả kinh thành Thăng Long xưa kia gọi là "Chúa tiên" bởi dung nhan xinh đẹp và tài cầm kỳ thi hoạ xuất chúng.
 
Bến Ghềnh ngày xưa nhìn ra sông Hồng.

Chuyện kể rằng, Lê Ngọc Hân (con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông) năm 16 tuổi, được gả cho Quang Trung Nguyễn Huệ. Theo chồng, Ngọc Hân đưa con về xứ Thuận Hóa. Tuy nhiên, anh hùng đoản mệnh, vua Quang Trung chết sớm sau khi lên ngôi vua, triều đại nhà Tây Sơn tồn tại không được bao lâu.

Cuộc tình giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ chỉ kéo dài 6 năm, sự ra đi đột ngột của chồng khiến người đẹp thành Thăng Long viết nên tác phẩm "Ai tư vãn" bất hủ. Vài năm sau, Ngọc Hân bệnh mất, rồi các con cũng lần lượt chết trẻ (có sử liệu viết mẹ con bà bị nhà Nguyễn giết để trả thù).

Nhà Nguyễn lên ngôi đã tìm cách tận diệt những người có liên quan đến triều đại Tây Sơn. Bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền (mẹ của Ngọc Hân), xót phận con gái sau khi mất, vẫn phải gửi thân xác ở Phú Xuân - Huế nên đã tìm cách "bí mật" đưa được hài cốt về an táng tại quê nhà (làng Nành, Gia Lâm).

Không ngờ, đến đời vua Minh Mạng, có kẻ đã đem việc "ngụy hậu" Tây Sơn vẫn đang được "mồ yên mả đẹp" ở quê mẹ, thoát việc "trả thù 9 đời" do vua Gia Long khởi xướng và thực thi. Triều đình Huế ra lệnh lập tức đào mồ quật mả Ngọc Hân lên, san đất thành bình địa cho cỏ gai mọc đầy, còn xương cốt thì đem vứt xuống sông.

Hài cốt mẹ con Ngọc Hân bị đổ xuống sông Hồng thuộc địa phận làng Ái Mộ, quận Long Biên. Thương xót Hoàng hậu tài hoa bạc mệnh, nhân dân Ái Mộ lập miếu thờ bà chính nơi bờ sông vớt được hài cốt. Dòng sông bên lở, bên bồi, qua thời gian gió mưa bão lũ không lâu sau, ngôi miếu nhỏ cũng bị lũ cuốn trôi…
 
Sau bao thăng trầm, đền Ghềnh ngày nay ngày một khang trang hơn.

Dòng họ 5 đời trông coi

Cho đến năm 1858, cụ Ðặng Thị Bản, một người dân làng Ái Mộ đã đứng ra bỏ công sức, tiền của để tôn tạo đền thờ Ngọc Hân ngay trên nền miếu cũ ở bến Ghềnh (phường Bồ Đề, quận Long Biên ngày nay). Năm 1872, một lần nữa, đền lại bị phá sạch không còn vết tích, lần này là dưới bàn tay thực dân Pháp. Chúng đốt sạch ngôi đền trong cơn binh lửa đánh thành Hà Nội. Dốc lòng với việc tín nghĩa, bà Đặng Thị Bản lại đứng lên kêu gọi người dân quyên góp xây lại đền.
 

Trong đền thờ có lưu đôi câu đối ca ngợi Lê Ngọc Hân: Sơn nhạc chung linh, Lê thị chí kim lưu tự điển/Phong vân trường lộ, Nhĩ Hà dĩ bắc ngật sùng từ (Dịch nghĩa: Núi Nhạc linh thiêng, gương bà họ Lê truyền ghi sử sách/Sóng gió lặng yên, đền dựng to cao đẹp bến sông Hồng).

Một ngày mùa thu lịch sử, tròn 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tôi tìm đến đền Ghềnh, nơi bao đời nay vẫn là chỗ thờ tự người con gái tài hoa nhưng bạc phận. Đền Ghềnh bây giờ khang trang, trầm mặc dưới những tán cây rợp bóng.
 
Cụ thủ nhang Đặng Đình Khuê đã bước sang tuổi 79, vẫn minh mẫn, kể chuyện quá khứ, cụ ôn tồn: "Dưới thời triều Nguyễn, số phận ngôi đền éo le như chính cuộc đời công chúa Ngọc Hân vậy, quan quân lùng sục, bất cứ một dấu tích nào của triều đại Tây Sơn đều bị phá bỏ. Dân làng phải giấu bàn thờ vào hậu cung, còn phía ngoài thờ các chư vị khác "ngụy trang" để tránh sự phát hiện trả thù".

Theo lời cụ Khuê, gọi là đền Ghềnh vì trước cửa đền có một ghềnh nước lớn. Theo năm tháng, dòng chảy biến động, con ghềnh mất đi và chỉ còn lại dấu tích nơi tên đền.
 
Chủ nhang Đặng Đình Khuê là đời thứ năm của một dòng họ xây dựng và trông coi đền Ghềnh.

Dòng họ Đặng Đình từ cụ Đặng Thị Bản đến nay đã có 5 đời nối nhau trông coi hương khói cho công chúa Ngọc Hân. Cụ thủ nhang Đặng Đình  Khuê là cháu đời thứ 5 của cụ Đặng Thị Bản. "Ngày đầu, cụ tổ Đặng Thị Bản và nhân dân bỏ công sức xây dựng đền chỉ bằng tranh tre, bức vách. Thương xót cho số phận bi thương nàng công chúa Ngọc Hân, cụ Đặng Thị Bản đã tự tay mình đắp nên bức tượng toàn thân rất có hồn. Trải qua 152 năm, bức tượng người công chúa vẫn vẹn nguyên những đường nét và vẫn được đặt trang nghiêm trong hậu cung…".

Sau khi cụ Đặng Thị Bản mất đi, con dâu cụ là đời thứ 2 sống tại ngôi đền này thay cụ coi sóc hương khói cho công chúa. Đời thứ 3 là cụ Đặng Đình Chả (ông nội cụ Khuê), rồi đời thứ 4 là hai bà cô của cụ Khuê, không lấy chồng mà cùng nhau sống tại ngôi đền này. Đến đời cụ Khuê, lớn lên tham gia kháng chiến, khi chiến trường lắng mùi khói súng, ông trở về tiếp nhận trông coi đền từ hai người cô mình.
 
"Đến đời của tôi, lúc đó mới có điều kiện để trùng tu, xây dựng lại ngôi đền. Khách thập phương đến thắp hương lễ lạt cho công chúa ngày một nhiều, được đồng nào, tu sửa đồng ấy. Cho đến bây giờ, toàn bộ kiến trúc ngôi đền đều được xây dựng bằng gỗ lim, kiên cố, uy nghi vững chãi. Thời thế xã hội bây giờ đã khác, chúng ta đã có cái nhìn đúng hơn, công bằng hơn về lịch sử, về nàng Ngọc Hân", cụ Khuê nói.

Nói về hoạt động của đền Ghềnh hiện nay, cụ Đặng Đình Khuê không khỏi phấn khởi khi cho biết, Hội đền Ghềnh nhiều năm nay thu hút đông đảo du khách thập phương. Cứ sáng mồng 6/8, vào chính hội, cả làng tươi vui trong đám rước kiệu bát cống của trai tân và kiệu võng của các cô gái đồng trinh.

Một trong những hoạt động không thể thiếu được là các nghi thức đưa rước thuyền ra giữa dòng Hồng, làm lễ thắp hương cho mẹ con nàng Ngọc Hân. Bao nhiêu năm qua, tro xương của mẹ con nàng vẫn còn nằm lại dưới dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy không ngừng.

Cụ Khuê dẫn tôi ra phía đầu cổng đền, nơi bến Ghềnh ngày xưa, nơi đây nhìn thẳng ra dòng sông. Cụ không nén được xúc động khi rải một nắm tro giấy vàng xuống sông cho người xưa. Tôi không khỏi bâng khuâng xúc động. Tự đáy lòng mình, cầu xin dòng nước chở nặng phù sa này đưa linh hồn bà hoàng hậu bạc mệnh và con trẻ chết yểu vì thời cuộc về nơi siêu thoát.
 
Quang Thành
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?

Pháp luật - 19 phút trước

GĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận: "Là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình sẽ rất là lớn, mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm rất nhiều...".

Vào cua tốc độ cao, xe máy đối đầu xe khách khiến một người tử vong ở Tuyên Quang

Vào cua tốc độ cao, xe máy đối đầu xe khách khiến một người tử vong ở Tuyên Quang

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Xe máy di chuyển với tốc độ cao, khi đến khúc cua đã lấn hẳn sang làn đường ngược chiều sau đó tông thẳng vào đầu xe khách từ hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Tình trạng người dân chiếm dụng bãi biển kinh doanh trái phép gia tăng, trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ đầu, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và trải nghiệm du lịch.

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh

Thời sự - 3 giờ trước

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay bằng phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo từ ngày 20-22/5, thời tiết Hà Nội và nhiều nơi Bắc Bộ nắng và nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Đến cuối tuần có mưa dông mạnh và mở rộng toàn miền.

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được Nhà nước bồi thường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Đất đai 2024 quy định rõ về việc bồi thường cho đất không có giấy tờ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A

Giáo dục - 4 giờ trước

Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan khí tượng, bản đồ mưa dông xuất hiện ở hầu hết phần phía Tây của cả nước lúc 15h10 chiều 19/5, rủi ro lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực; 'Địa đạo' phiên bản đặc biệt sẽ được chiếu trên một nền tảng số.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc

Xã hội - 12 giờ trước

Cục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Top