Ngủ dậy thấy choáng váng, đầu như muốn "nổ tung" - triệu chứng không thể bỏ qua của căn bệnh sống trong sợ hãi
GiadinhNet - Những người mắc hội chứng "đầu nổ tung" thậm chí không dám ngủ vì họ rất ám ảnh khi ngủ dậy sẽ gặp những tiếng động kinh hoàng, cảm giác đầu của mình bị nổ tung bởi những tiếng động đó.
Hội chứng "đầu nổ tung" khi nghe tên có vẻ đáng sợ, nhưng thật ra không gây đau đớn nghiêm trọng nhưng lại tạo cho người bệnh luôn cảm giác sợ hãi.

Ảnh minh họa
Hội chứng "đầu nổ tung" (EHS) không phải là bệnh hiếm gặp, nó là một dạng rối loạn có thật và đáng sợ. Những người mắc phải EHS đều nghe được những tiếng động dữ dội khi ngủ hay vừa thức dậy. Tiếng động khiến cho đầu như muốn "nổ tung" có thể thay đổi từ âm thanh nổ chát chúa hay tiếng cánh cửa đóng sầm rất mạnh, cho đến tiếng súng nổ hay tiếng gầm rú, sấm sét.
Tuy nhiên, tiếng động chỉ xuất hiện một cách bất ngờ và kéo dài không quá vài giây. Trước khi nghe tiếng động kỳ lạ, một số người còn bị rối loạn thị giác như là nhìn thấy ánh sáng lóe lên rất mạnh tương tự như cảm giác mà một số người gặp phải khi bị đau nửa đầu (đau tiền đình).
Tiến sĩ Nicholas Silver, chuyên gia thần kinh học Trung tâm Thần kinh Walton ở Liverpool (Anh), nhận định: "Khác với chứng đau nửa đầu, các triệu chứng liên quan đến thị giác của EHS thường rất ngắn ngủi".

Ảnh minh họa
Hội chứng "đầu bùng nổ" được mô tả rõ nhất với trường hợp của bà Jill Lafferty (64 tuổi, sống ở thành phố Woodbury, bang New Jersey, Mỹ. Vào tháng 11/2016, Lafferty đã suýt chết vì lên cơn động kinh. Bà phải nằm viện suốt 4 tháng.
Khoảng 1 năm sau, những điều bất thường bắt đầu xuất hiện. Đêm đang ngủ, bà giật mình thức dậy khi nghe một tiếng nổ lớn như tiếng súng ở gần nhà. Bà Lafferty hốt hoảng và lập tức gọi điện báo cảnh sát.
Theo lời kể của bà Lafferty: "Đó là điều kỳ quái nhất tôi từng trải qua trong đời. Tiếng nổ rất lớn. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được nó lớn đến mức nào, như thể có ai đó đặt khẩu súng vào đầu tôi và bóp cò. Nó chỉ xảy ra khi tôi đang ngủ".
Nhưng trên thực tế, tiếng nổ đó không có thật. Ban đầu, tiếng nổ xuất hiện mỗi tuần chỉ vài lần, sau đó thì thường xuyên hơn. Suốt nhiều tháng sau, bà nghe được âm thanh kỳ quái ấy thường xuyên hơn. Mỗi đêm, bà Lafferty đều phải nằm trằn trọc hơn 2 tiếng mới có thể ngủ được.
Sau khi gặp bác sĩ, bà được chẩn đoán mắc căn bệnh hiếm gặp gọi là hội chứng đầu phát nổ (EHS). Bác sĩ giải thích, người mắc bệnh sẽ nghe được những âm thanh ảo giác giống như tiếng súng, bom nổ hay sét đánh. Nó thường xảy ra khi đang ngủ hoặc vừa mới thức dậy. Các bác sĩ cảnh báo có thể căn bệnh này sẽ đeo bám bà cả đời vì hiện không có cách chữa trị.
Ngủ dậy thấy những "quả bom tưởng tượng" nổ ra trong đầu mình rất dễ bạn đã mắc chứng EHS
Làm thế nào để thoát khỏi những ác mộng này?
Tính đến nay, có rất ít nghiên cứu mang tính hệ thống về phương pháp điều trị cho hội chứng đầu nổ tung. Một số nghiên cứu quy mô nhỏ đưa ra những kết quả đầy hứa hẹn bằng cách sử dụng biện pháp can thiệp dược lý như dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng clomipramine, flunarizine và nifedipine.
Hội chứng đầu nổ tung lâu ngày có thể dẫn đến mất ngủ, chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, rối loạn hoảng sợ và cả trầm cảm.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi gặp tình trạng này, cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được dõi quá trình ngủ của bạn, thu thập các thông tin về sóng não, nhịp tim, nhịp thở cũng như cử động của tay chân lúc ngủ để tìm ra hướng chữa trị hiệu quả nhất.
Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng giảm mức độ căng thẳng. Sự động viên và quan tâm từ người thân, bạn bè xung quanh cũng là một phương thuốc giảm đau hiệu quả cho những người trải qua hội chứng này.
Ngoài ra, người bệnh cần phải tích cực giải quyết tình trạng thiếu ngủ của mình nếu có, đi bộ, đọc sách hay tập yoga để thư giãn, giảm stress... và quan trọng nhất là phải nói không với đồ uống có cồn.


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.