Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bạn tri kỷ của lính đảo Trường Sa

Thứ hai, 08:47 20/06/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Báo chí không chỉ là nguồn thông tin quan trọng mà còn là người bạn tri ân, tri kỷ đối với người lính quần đảo Trường Sa. Ở nơi đầu sóng, ngọn gió, có người từng ví, cầm tờ báo quý gấp vạn đồng tiền...

Báo chí luôn là nguồn tinh thần vô giá đối với các chiến sĩ trên đảo Trường Sa. Ảnh: P.B
Báo chí luôn là nguồn tinh thần vô giá đối với các chiến sĩ trên đảo Trường Sa. Ảnh: P.B

Lấy báo làm “tri kỷ”

Trong cuộc đời làm báo, được đi tác nghiệp tại Trường Sa có lẽ luôn là mong ước của các phóng viên. Cũng như tôi, khi được nghe lãnh đạo thông báo sẽ được đi Trường Sa trong chuyến công tác số 4, tôi đã rất vui mừng và hạnh phúc.

Những ngày lênh đênh trên biển, khi cập bến, giữa cái nắng như cháy da, cháy thịt, giữa tận cùng cơn khát, khi chiếc xuồng vừa cập đảo Đá Lớn A, cánh báo chí vội vã lao nhanh lên đảo. Chúng tôi, ai cũng như ai, vội vàng chẳng kịp cởi áo phao, ai cũng mong có tấm hình đầu tiên và đừng để mất đi bất cứ khoảnh khắc nào. Từ cột mốc chủ quyền, những gương mặt rắn rỏi và đen sạm vì nắng gió của những người lính đảo, đến những thứ bình dị như con ốc, vườn rau đều không “thoát” khỏi khuôn hình của những người làm báo. Một đồng nghiệp đã nói “trên đất liền thì chỉ cần có tiền là đi đâu cũng được, nhưng ra đây thì không phải ai cũng có cơ hội. Tốt nhất là chụp hết, cái gì cũng chụp để sau này còn làm tư liệu và kỷ niệm trong nghề”.

Không như ngày xưa, chủ yếu tác nghiệp bằng “thủ công” thì giờ đây, mỗi phóng viên khi ra khỏi nhà hoặc rời khỏi cơ quan đều có công cụ kỹ thuật số hỗ trợ đến tận… răng. Trong những ngày đi thăm các điểm đảo và nhà dàn DK1, cánh phóng viên chúng tôi ai cũng chụp hàng nghìn tấm ảnh. Và trong chuyến đi đó, đọng lại trong cánh phóng viên chúng tôi vẫn là câu chuyện cảm động, chan chứa tình cảm của những người lính đảo với báo chí.

Tôi nhớ, khi tác nghiệp ở đảo Nam Yết, gặp Thượng úy Nguyễn Đình Thụy tại chùa Nam Huyên, Thụy cùng với một vài lính trẻ nơi đây đã bảo: “Anh chụp giúp em một kiểu ảnh nhé. Mấy năm đi lính ở đây, mong có tấm hình thật đẹp sau về còn lưu giữ kỷ niệm anh ạ”. Sau khi chụp ảnh cho Thụy và anh em lính đảo, chúng tôi ngồi trò chuyện về gia đình, cũng như cuộc sống ở nơi đầu sóng, ngọn gió này. Hỏi thăm về báo chí ở ngoài đảo, Thụy bảo, so với ngày xưa thì bây giờ cũng đỡ “đói” thông tin hơn. Điện thoạt đã có sóng 2G nên chịu khó “chờ” thì vẫn đọc được tin tức qua các trang báo điện tử. Còn báo giấy thì mấy tháng mới có một đợt tàu ra nên đa số thông tin là cũ. Tuy vậy, Thụy tâm sự rằng, cầm tờ báo giấy lên đọc những lúc thư giãn vẫn cảm thấy thích thú.

Ở đảo Sơn Ca, Binh nhất Nguyễn Trọng Tới (SN 1993), quê ở xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã có thời gian hơn một năm rưỡi đi lính nghĩa vụ trên đảo. Biết tôi làm báo, Tới hỏi han rồi ngỏ lời mượn tờ báo mà tôi đang cầm trên tay. “Có phải báo mới không anh, bọn em ngoài này thích đọc báo lắm, nhưng đa số các tàu mang báo ra đã chậm nên tin tức cũng không còn nóng”.

Tới cho biết, trước khi ra đây, đã có người yêu ở quê. “Xa nhà, xa gia đình, phương tiện liên lạc cũng hạn chế nên nhớ nhà, nhớ người yêu lắm. Xung quanh chỉ là sóng nước nên lúc nào buồn thì lại ra bờ, ngồi ngắm biển cho đỡ buồn anh ạ. Những lúc như vậy, báo chí, sách truyện thành những người bạn tri kỷ. Cũng may bây giờ chúng em sướng hơn, thỉnh thoảng vẫn được gọi điện thoại về nhà nên đỡ phải viết thư từ. Còn sách báo thì các đoàn ra thăm đều tặng sách, tặng báo mặc dù thông tin không còn mang tính thời sự nữa. Nhưng với chúng em, trên đảo này, báo chí quý giá như vàng vậy”, Tới tâm sự.

Báo cũ vẫn đọc đi, đọc lại

Tổng Biên tập Báo GĐ&XH, TS Lê Cảnh Nhạc (thứ 4 từ trái qua) tặng sách, báo cho các chiến sĩ trên đảo Đá Tây B. Ảnh: P.V
Tổng Biên tập Báo GĐ&XH, TS Lê Cảnh Nhạc (thứ 4 từ trái qua) tặng sách, báo cho các chiến sĩ trên đảo Đá Tây B. Ảnh: P.V

Thiếu tá Vũ Quang Tiệp, giáo viên Trường trung cấp nghề số 10-Bộ Quốc phòng, từng công tác tại đảo Nam Yết từ năm 1994-1997, sau đó công tác tại đảo Trường Sa lớn từ 1997-2003 tâm sự: “Những năm đấy tàu ra ít lắm, thường từ 3 đến 5 tháng mới có một chuyến tàu. Đón tàu cập bến, đầu tiên anh em háo hức nhất là thư gia đình, sau đó là báo chí, báo nào anh em cũng chia nhau đọc đi đọc lại. Thời đó báo chí ít chứ không nhiều như bây giờ nên cầm tờ báo trên tay là quý lắm. Có những tờ báo cũ nát vẫn được đọc đi đọc lại”.

Thiếu tá Tiệp chia sẻ, lính đảo ngày xưa tiếp cận báo chí chỉ trông chờ vào những con tàu từ đất liền ra thăm hoặc tiếp tế nước, thực phẩm. Truyền hình thì cũng thỉnh thoảng mới được xem thời sự chứ không phải như bây giờ, lên đảo nào anh em cũng được xem đầy đủ các chương trình trên tivi hoặc đã có mạng 2G để có thể truy cập mạng Internet và đọc báo điện tử. “Cứ cầm tờ báo là đọc từ đầu đến cuối. Mục nào cũng đọc, báo nào cũng đọc, vì ngày trước không có nhiều báo như bây giờ”, Thiếu tá Tiệp nhớ lại.

Ở Nhà giàn DK1/19, Trung tá Lê Quang Ninh, Chỉ huy trưởng cho biết, anh ra đây công tác từ năm 2001. “Nhưng điện thoại thì đến năm 2010 mới có sóng và việc liên lạc mới thường xuyên được. Anh em công tác ngoài này thì nguồn tinh thần lớn nhất vẫn là sách báo. Do điều kiện xa đất liên nên chúng tôi chỉ có được một số đầu báo do các chuyến tàu mang ra. Đối với những thông tin thời sự, anh em nhà giàn chủ yếu xem trên tivi còn báo chí, mỗi khi cầm tờ báo, tôi thích đọc những bài viết thuộc thể loại phóng sự hoặc những bài viết, câu chuyện gia đình. Với chúng tôi, những người lính đảo thì báo chí luôn là người bạn gần gũi với đời sống tinh thần hàng ngày”, anh Ninh chia sẻ.

Trong chuyến công tác ở Trường Sa, điều mà chúng tôi ghi nhận được là hầu hết trên các điểm đảo đều có phòng đọc sách báo, với đa dạng thể loại. Với báo chí, tuy không nhiều nhưng sách, truyện thì khá nhiều, số lượng có thể lên tới hàng ngàn cuốn. Chia sẻ với chúng tôi, Chính trị viên đảo Sinh Tồn Đông Lê Ngọc Dũng chia sẻ, với các thông tin mang tính thời sự quan trọng trong nước và thế giới, đảo sẽ chia sẻ thông tin ngay trên bảng tin của đảo. Còn báo chí thì được để trong phòng đọc sách của đảo và được bảo quản, giữ gìn rất cẩn thận.

Ở huyện đảo Trường Sa, ngoài lực lượng quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thì một số điểm đảo cũng có người dân sinh sống. Như ở trên đảo Trường Sa Lớn, chị Phạm Thị Như Trinh, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Trường Sa cho biết, là phụ nữ, lại làm trong công tác hội nên với chị báo chí không thể thiếu được. “Mình yêu thích đọc các tờ báo về câu chuyện về gia đình, về phụ nữ, tình yêu. Trước mình ở trong đất liền, đó là những tờ báo mình yêu quý. Ngoài này vì điều kiện xa xôi nên báo chí cũng hơi hiếm. Tuy nhiên, mỗi chuyến tàu ra, chúng tôi nhận được nhiều sách báo do các đoàn trao tặng. Cũng như tất cả mọi người trên đảo, với chúng tôi, báo chí, truyền hình luôn là nguồn động viên tinh thần rất lớn”.

Trong chuyến công tác 10 ngày từ 4-14/4, tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng Biên tập Báo Gia đình & Xã hội - TS Lê Cảnh Nhạc đã thăm hỏi và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa. Trong chuyến đi này, TS Lê Cảnh Nhạc đã tặng hơn 400 kg các ấn phẩm báo Xuân của Hội Nhà báo Việt Nam; gần 1000 kg sách của Nhà xuất bản Dân Trí và các NXB khác cho các 12 điểm đảo và nhà dàn DK1.

Lê Nhung

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, không thanh toán tiền điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo...

Tài xế trong vụ nổ súng ở Vĩnh Long bị liệt nửa người, còn mảnh vỏ đạn trong não

Tài xế trong vụ nổ súng ở Vĩnh Long bị liệt nửa người, còn mảnh vỏ đạn trong não

Xã hội - 10 giờ trước

Liên quan đến tài xế Nguyễn Văn Bảo Trung - người lái xe tải tông tử vong nữ sinh, sau đó bị cha của nạn nhân bắn, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị liệt hoàn toàn nửa người, còn nhiều mảnh vỏ đạn li ti trong não.

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều ngày 17/5, đông đảo người dân, du khách thập phương và các phật tử đã có mặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.

Ngành Thuế tạm dừng loạt dịch vụ điện tử: Hàng triệu người nộp thuế cần biết ngay

Ngành Thuế tạm dừng loạt dịch vụ điện tử: Hàng triệu người nộp thuế cần biết ngay

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống công nghệ thông tin của ngành Thuế sẽ tạm dừng hoạt động để phục vụ quá trình chuyển đổi Trung tâm dữ liệu chính, nhằm đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả lâu dài.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Giáo dục - 10 giờ trước

Nhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Điểm danh những con giáp nghênh đón Thần Tài, vận đỏ như son từ tháng 6

Điểm danh những con giáp nghênh đón Thần Tài, vận đỏ như son từ tháng 6

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Từ tháng 6 chính là cơ hội vàng để những con giáp này gom tiền đầy túi.

Phát hiện điểm bất thường từ cuộc gọi lạ, cụ bà 80 tuổi thoát vụ lừa đảo hơn 3 tỉ đồng

Phát hiện điểm bất thường từ cuộc gọi lạ, cụ bà 80 tuổi thoát vụ lừa đảo hơn 3 tỉ đồng

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc điện thoại từ đối tượng lạ xưng là thiếu úy công an, yêu cầu hoàn trả số tiền 3 tỉ 240 triệu đồng đang nợ Công ty viễn thông Viettel, cụ bà gần 80 tuổi không khỏi hoang mang. Sau hồi trấn tĩnh, nhận thấy có nhiều điểm bất thường, cụ D. đã đến công an phường trình báo.

Hà Tĩnh định hướng phương án bố trí cán bộ cấp xã sau sắp xếp

Hà Tĩnh định hướng phương án bố trí cán bộ cấp xã sau sắp xếp

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Hà Tĩnh sẽ bố trí các cán bộ đang giữ chức vụ thường trực cấp ủy cấp huyện về làm bí thư đảng ủy xã, phường mới sau sắp xếp.

Cảnh báo khẩn: Cập nhật mới trên Zalo Web có thể khiến bạn mất sạch tin nhắn

Cảnh báo khẩn: Cập nhật mới trên Zalo Web có thể khiến bạn mất sạch tin nhắn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Hàng triệu người dùng Zalo tại Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất toàn bộ lịch sử tin nhắn chỉ sau 14 ngày đăng nhập trên trình duyệt web, nếu không kịp thời nắm bắt thông tin cập nhật mới nhất từ nền tảng này.

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'

Giáo dục - 14 giờ trước

Bộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.

Top