Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.
Chế độ ăn giữ một vai trò rất quan trọng giúp nhằm người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết. ThS. Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cũng như các biện pháp phòng bệnh.

Ảnh minh họa
Nguyên tắc ăn để ổn định đường huyết
Bữa ăn của người bệnh tiểu đường cần được cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Người bệnh cần ổn định lượng tinh bột ở mỗi bữa ăn, phù hợp với hoạt động hàng ngày và lượng thuốc đang uống.
Nên nhận biết những thực phẩm giàu chất bột đường, linh động trong việc lựa chọn thực phẩm cùng nhóm và có chỉ số đường huyết thấp để thay đổi thực đơn phù hợp khẩu vị không làm tăng đường máu nhiều sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
Cần duy trì được hoạt động thể lực bình thường hằng ngày, duy trì cân nặng phù hợp. Không làm tăng thêm các yếu tố nguy cơ như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để giảm chỉ số đường huyết?
Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (Glycemic index – GI) thấp có thể giúp ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt hơn và làm chậm các nguy cơ biến chứng.
Chỉ số đường huyết (GI) xác định một loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết ít hay nhiều, được chia thành 3 nhóm gồm: Thực phẩm chứa chỉ số GI thấp 55, trung bình 56-69, cao từ 70 trở lên.

Ảnh minh họa
Nhóm tinh bột: Nên sử dụng các loại gạo xay xát dối, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên cám kết hợp hoặc thay thế cho gạo trắng, bún phở, bánh mì trắng nếu muốn giảm chỉ số đường huyết.
Tăng cường đạm thực vật như: Ăn nhiều các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan), các sản phẩm từ đậu (sữa đậu nành, đậu phụ…), hạt bí đỏ.
Lựa chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: Thịt lợn/bò nạc, tôm, cua cá, thịt gia cầm như gà vịt bỏ da…
Sử dụng dầu thực vật trong chế biến món ăn: Dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu óc chó…
Tăng cường các loại rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có hàm lượng nitrat cao như: Đậu cove, xà lách, súp lơ, su hào, rau rền, cần tây, rau cải, cà chua… (khoảng 400 – 500g rau/ ngày). Sử dụng các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: Thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ, bơ, lê, mận, dâu tây, quả roi…
Thực phẩm người bệnh tiểu đường hạn chế ăn để ổn định đường huyết

Ảnh minh họa
Người bệnh cần tránh những món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên rán… Các món ăn trên có thể làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh. Không nên dùng quá nhiều muối cũng như thực phẩm chế biến sẵn.
Hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột như: Cơm trắng, bún phở, mì gạo, miến dong, khoai củ nướng, bánh mì trắng… đây hầu hết là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao vì vậy nên hạn chế sử dụng.
Ngoài ra, những thực phẩm như nội tạng động vật, gan, bầu dục, lòng, óc, mỡ động vật, đồ uống kích thích rượu, bia, cà phê… người bệnh tiểu đường nên tránh.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.