Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết có dấu hiệu tăng?

Thứ bảy, 19:00 05/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớmĐo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng nhẹ?

Người bệnh tiểu đường nếu đo đường huyết tăng kèm các dấu hiệu như mệt mỏi, nôn ói, đau bụng, tim đập nhanh, hơi thở có mùi trái cây, khó tập trung... Đây có thể là những dấu hiệu bệnh đang nặng lên. Lúc này bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trường hợp các triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện cách xử trí tăng đường huyết sau:

Cách xử trí tăng đường huyết nhẹ tại nhà cho người bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bạn hãy uống nhiều nước hơn. Nước có thể giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu, và giúp bạn tránh bị mất nước.

Dùng thuốc theo chỉ định. Bạn nên uống thuốc theo đơn thuốc đã kê của bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.

Thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Bạn nên giảm các thức ăn ngọt, nhiều đường, nhiều tinh bột. Nếu cần, bạn nên đi khám để nhờ bác sĩ điều chỉnh lại thực đơn.

Tập thể dục. Vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ điều trị về các bài tập phù hợp với bạn.

Nên đi tái khám sớm để được bác sĩ đánh giá và điều chỉnh liều thuốc.

Cách phòng ngừa tăng đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Cách xử trí tăng đường huyết nhẹ tại nhà cho người bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng khuyến cáo cho người bệnh tiểu đường, cần nắm rõ người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định, hiểu rõ về liều dùng, thời gian dùng và cách dùng.

- Theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn cần kiểm tra và ghi lại mức độ đường trong máu thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo rằng mức độ đường trong máu vẫn đang bám sát mục tiêu điều trị và cũng giúp bạn sớm có cách xử trí tăng đường huyết (nếu có). 

- Hạn chế uống rượu bia và dùng các chất kích thích. Nói không với hút thuốc lá.

- Lên kế hoạch giảm cân nếu thừa cân.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc nàyNgười phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhấtĐo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân ung thư vú không có biểu hiện đau, không sờ thấy khối cứng, không sụt cân hay thay đổi thể trạng... Tuy nhiên, qua khai thác tiền sử, bác sĩ phát hiện người bệnh có yếu tố nguy cơ di truyền từ chị gái ruột...

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Những ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết giữa người mẹ và em bé. Nhưng chính sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con có thể làm giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có bệnh nền tăng huyết áp, đang điều trị bằng thuốc nhưng không tái khám định kỳ và có thói quen hút thuốc lá trong suốt 30 năm nay.

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Trà xanh là một loại đồ uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt với bệnh đái tháo đường. Hãy cùng khám phá về vai trò tiềm năng của loại thức uống này trong việc kiểm soát đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân đái tháo đường.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi nạp quá nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có một số phản ứng như mụn trứng cá, tăng cân hay tình trạng mất năng lượng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều loại carbohydrate này.

Người đàn ông 58 tuổi phát hiện viêm túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 58 tuổi phát hiện viêm túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - 3 ngày nay, người đàn ông bị viêm túi thừa đại tràng có xuất hiện đau bụng âm ỉ quanh rốn và mạn sườn phải, thỉnh thoảng đau thành cơn, đại tiện phân lỏng 1-2 lần/ngày...

Người đàn ông ở Quảng Ninh mắc đồng thời 2 ung thư ống tiêu hóa hồi phục nhờ làm việc này

Người đàn ông ở Quảng Ninh mắc đồng thời 2 ung thư ống tiêu hóa hồi phục nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mắc đa ung thư giai đoạn muộn phức tạp và nặng nề, các bác sĩ đã quyết định phương án điều trị kết hợp giữa phẫu thuật điều trị triệt căn và đốt u gan bằng vi sóng trong cùng một cuộc mổ...

Người đàn ông 64 tuổi phát hiện u phổi phức tạp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 64 tuổi phát hiện u phổi phức tạp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi uống thuốc điều trị viêm đường hô hấp nhưng tái phát với triệu chứng nặng hơn, bệnh nhân đến khám và phát hiện khối u phổi gần 2cm với cấu tạo phức tạp.

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Top