Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này

Thứ hai, 07:00 07/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớmĐo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Đo đường huyết quan trọng thế nào với người bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết đúng cách tại nhà là kỹ năng mà bất kỳ người bệnh tiểu đường nào cũng cần biết để kiểm soát được lượng đường huyết của mình trong giới hạn an toàn.

Theo các chuyên gia y tế, ổn định đường huyết là mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường, giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm trên thận, mắt, thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. 

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đo đường huyết tại nhà giúp bệnh nhân có thể chủ động trong việc kiểm soát đường huyết từ đó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh để đường huyết luôn trong mức cho phép.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra đường huyết tại nhà. Cần ghi chép cẩn thận kết quả, thời gian đo đường huyết và những thông tin liên quan để có cơ sở theo dõi, so sánh, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bản thân.

Sai lầm cần tránh khi đo đường huyết tại nhà

Không vệ sinh tay trước khi đo 

Khi đo đường huyết, nếu để tay bẩn để đo thì kết quả kiểm tra không chính xác, thậm chí bị thay đổi do sai số. Do đó, trước khi đo đường huyết, người bệnh rửa sạch tay bằng xà phòng và lau tay thật khô bằng khăn sạch. Sau đó, người bệnh sát khuẩn vị trí đầu ngón tay bằng cồn, để khô tự nhiên trước khi đo đường huyết.

Sử dụng que thử không đúng

Hãy chú ý cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. Mỗi que thử chỉ sử dụng 1 lần khi đo đường huyết và không tái sử dụng que thử đó cho những lần đo sau. Lưu ý, que thử phải chắc chắn còn hạn sử dụng và được bảo quản trong môi trường không quá 30 độ C. Đảm bảo que thử không dính bụi bẩn, ẩm mốc. Hộp đựng que thử phải được đóng nắp kín sau khi lấy que thử ra.

Lấy máu thử sai cách

Thông thường đa số bệnh nhân lấy máu ở đầu ngón tay, việc chích vào đầu ngón tay không chỉ gây đau đớn hơn mà còn khiến máu ít chảy ra hơn. Nhiều bệnh nhân thử đường huyết nghĩ lấy máu ở ngón tay nào cũng được, thường chích ngay đầu ngón tay. Tuy nhiên, đầu ngón tay có các đầu dây thần kinh và là điểm nhạy cảm trên cơ thể con người. Cách tốt nhất là nên lấy ở mặt ngoài 2 bên của đầu các ngón tay, và hạn chế lấy máu ở ngón cái và ngón trỏ.

Cho máu vào que thử không đủ

Một sai lầm phổ biến nhất là không lấy đủ máu trên que thử. Việc không đưa đủ máu có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đo và gây sai lệch trong việc đánh giá mức đường huyết của bệnh nhân. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng máu cho que thử để có kết quả chính xác.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đo đường huyết quá sớm ngay sau ăn

Nhiều người thường kiểm tra lượng đường trong máu sau khi ăn, điều này có thể cho kết quả đường huyết quá cao. Đối với việc kiểm tra lượng đường trong máu, cần chờ khoảng 1-2 giờ sau khi hoàn thành bữa ăn. Lúc này, việc lấy mẫu máu sẽ cho kết quả chính xác hơn so với việc đo sau khi vừa ăn xong.

Không ghi lại kết quả 

Một sai lầm đáng tiếc mà nhiều bệnh nhân mắc phải là không ghi lại kết quả theo dõi đường huyết hàng ngày của mình. Khi hoàn thành bài kiểm tra lượng đường trong máu, người bệnh nên ghi lại kết quả và lưu ý những thứ có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường máu của bản thân.

Nếu có hiện tượng đường huyết quá cao hoặc quá thấp, người bệnh nên nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để được xử trí hạ đường huyết kịp thời.

Những loại máy đo đường huyết phổ biến hiện nay

Thị trường cung cấp rất nhiều loại máy test tiểu đường khác nhau nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng, vì thế việc lựa chọn loại máy tốt không hề dễ dàng. 

Hiện nay, một số loại thiết bị đo đường huyết được nhiều người sử dụng như:

Máy đo tiểu đường cài mã que thử code: Sản phẩm này phù hợp với người trẻ và trung niên, vì chúng cần phải thay thế và cài đặt mã que thử.

Máy đo đường huyết liên tục (CGM): Máy tự động ước tính mức đường huyết (lượng đường glucose trong máu) của người sử dụng 5 phút 1 lần và liên tục trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Máy đo đường huyết thông thường: Sản phẩm này chỉ có công dụng đo đường huyết và phù hợp sử dụng cho nhu cầu cá nhân.

Máy đo đường huyết và huyết áp: Có thể sử dụng để đo đồng thời cả đường huyết và huyết áp cho người bệnh.

Máy đo đường huyết và mỡ máu: Có công dụng đo được cả Glucose và Cholesterol giúp bạn tiết kiệm tốt hơn về chi phí.

Máy đo đường huyết 3 trong 1: Sản phẩm này có thể đo được cả đường huyết, huyết áp và mỡ máu.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc nàyNgười phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhấtĐo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Top