Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng

Thứ sáu, 11:35 15/12/2023 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Cúm B nếu bệnh tiến triển nặng và không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim hoặc viêm tim, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng huyết.

Bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi và không bị lây lan?Bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi và không bị lây lan?

GĐXH - Cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể... Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Cúm B là một trong ba loại cúm thường hay gặp ở Việt Nam, hai loại cúm còn lại là cúm A và cúm C. Các triệu chứng của bệnh lý này một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số đối tượng, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì bệnh sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng - Ảnh 2.

Bệnh cúm B là gì?

Đây là một bệnh lý phổ biến do virus lành tính gây ra. Virus nhóm B chỉ có thể gây nên bệnh cúm thông thường, không gây ra đại dịch. Bệnh có thể lây truyền thông qua đường hô hấp và có thời gian ủ bệnh là từ 1 – 3 ngày. Sau đó diễn biến bệnh sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.

Giai đoạn chuyển giao giữa các mùa là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát triển, do đó cúm B còn được xem là loại bệnh thời khí, hoạt động theo mùa. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác.

Dấu hiệu nhận biết người mắc cúm B

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi nhiễm bệnh, triệu chứng cúm B sẽ xuất hiện trên cả đường hô hấp và toàn thân tương tự như bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng cúm B sẽ đến nhanh, đột ngột và nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường bao gồm:

- Sốt từ vừa đến cao, có khi lên đến 41ºC, có cảm giác ớn lạnh

- Chảy nước mũi và hắt hơi. Viêm họng, ho, thường là ho khan

- Cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, bủn rủn tay chân. Đau nhức cơ, đau khi vận động.

Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Biến chứng đáng sợ của cúm B

Có thể thấy các triệu chứng bệnh cúm B thường không quá nặng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn và không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim hoặc viêm tim, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng huyết.

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh có thể giúp ngăn chặn được sự phát triển của virus và hạn chế các biến chứng. Chính vì thế, người bệnh khi cảm thấy có các triệu chứng nêu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài.

Điều trị cúm loại B thế nào để nhanh khỏi nhất

Nếu nghi ngờ nhiễm cúm, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, nên dành nhiều thời gian ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.

Đôi khi các triệu chứng cúm B sẽ tự động thuyên giảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao bao gồm:

Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi;

Người già từ 65 tuổi trở lên;

Phụ nữ có thai hoặc vừa sinh ít hơn 2 tuần;

Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính.

Đối với trường hợp người bị cúm là trẻ em, phụ huynh nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Một số loại thuốc nếu dùng tùy tiện có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).

Trong một số trường hợp cúm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn xảy ra.

Làm sao để phòng ngừa cúm B?

Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Để phòng tránh nhiễm virus gây bệnh cúm B cũng như cúm mùa nói chung, bạn cần chú ý:

- Giữ thói quen vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là trước khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như cốc uống nước, thìa, đũa, bàn chải đánh răng, …

- Tránh tụ tập đông người hoặc đến những nơi đông người

- Đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng

- Giữ khoảng cách với những người có triệu chứng giống với cảm cúm

- Tiêm vaccine phòng ngừa cúm mùa hàng năm. Việc tiêm phòng vaccine phòng ngừa cúm hiệu quả có thể lên đến 97%. Người đã tiêm phòng nếu có nhiễm virus cúm cũng sẽ biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm so với người không tiêm vaccine.

Uống mật ong pha thêm thứ này thì cả mùa đông không lo bệnh tật, nhất là người hay bị cảm lạnh, cảm cúm, đau xương khớp!Uống mật ong pha thêm thứ này thì cả mùa đông không lo bệnh tật, nhất là người hay bị cảm lạnh, cảm cúm, đau xương khớp!

GĐXH - Mật ong và quế khi được kết hợp cùng nhau sẽ là một phương thuốc có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Mật ong uống cùng loại hoa này không chỉ ngon mà còn giúp chống cảm cúm và trị mất ngủ cực tốtMật ong uống cùng loại hoa này không chỉ ngon mà còn giúp chống cảm cúm và trị mất ngủ cực tốt

GĐXH - Trà hoa cúc mật ong có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bạn tránh ảnh hưởng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Thực phẩm và đồ uống giúp người bệnh cúm nhanh hồi phụcThực phẩm và đồ uống giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục

Trời trở lạnh kèm mưa ẩm dễ khiến cho nhiều người mắc cảm cúm, cảm lạnh. Dù bạn mắc cúm A, B hay C, hãy tìm hiểu những gì bạn nên ăn và cách giữ nước để giúp cơ thể hồi phục nhanh nhất có thể.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn sầu riêng nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn sầu riêng nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể thưởng thức được sầu riêng, nhưng không ăn thường xuyên và quá nhiều vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Loại quả vị ngọt thanh có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả vị ngọt thanh có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn măng cụt vì đây là loại quả có đường huyết GI thấp, chỉ bằng 25. Với chỉ số này măng cụt sẽ không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.

Cô gái 29 tuổi ở Hà Nội bị ung thư vú may mắn được chữa 'gần như khỏi hoàn toàn' nhờ làm việc này

Cô gái 29 tuổi ở Hà Nội bị ung thư vú may mắn được chữa 'gần như khỏi hoàn toàn' nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Cô gái mắc ung thư vú gần như khỏi bệnh hoàn toàn nhờ được phát hiện khối ung thư trong giai đoạn sớm (giai đoạn 2). Bác sĩ khuyến cáo việc khám sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng.

Nam sinh 18 tuổi phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thừa nhận thường xuyên uống loại nước nhiều người Việt ưa thích

Nam sinh 18 tuổi phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thừa nhận thường xuyên uống loại nước nhiều người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Nam sinh được phát hiện nhiễm toan ceton do đái tháo đường (bệnh tiểu đường) sau thời gian dài uống nước ngọt để giải khát ôn thi.

Đi khám vì đau tức ngực, người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện 2 loại khối u cần phẫu thuật gấp

Đi khám vì đau tức ngực, người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện 2 loại khối u cần phẫu thuật gấp

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Đi khám khi thấy cảm giác nuốt nghẹn, vướng, nói khàn nhiều, thi thoảng đau tức ngực nhẹ... người bệnh đi khám thì phát hiện u tuyến giáp 2 bên và u tuyến vú 2 bên, cần được phẫu thuật.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gừng vào thời điểm này để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Người bệnh tiểu đường nên ăn gừng vào thời điểm này để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Uống nước gừng vào buổi sáng, khi bụng rỗng có thể giúp cải thiện chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Chàng trai 19 tuổi quê Thanh Hóa, mắc bệnh hiếm chưa từng ghi nhận ở Việt Nam

Chàng trai 19 tuổi quê Thanh Hóa, mắc bệnh hiếm chưa từng ghi nhận ở Việt Nam

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ chẩn đoán chàng trai 19 tuổi quê Thanh Hóa mắc bệnh pemphigus á u (u tạo máu ngoài tủy) - bệnh lý hiếm gặp, chưa từng ghi nhận trong y văn Việt Nam. Bệnh nhân trải qua nhiều tháng điều trị, nhiều lần thập tử nhất sinh.

Người đàn ông 43 tuổi nhập viện sau 'tình một đêm' với người quen cũ

Người đàn ông 43 tuổi nhập viện sau 'tình một đêm' với người quen cũ

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y  Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 43 tuổi, nhập viện trong tình trạng đi tiểu khó chịu, đau dương vật và xuất hiện mủ chảy, bác sĩ khám chẩn đoán viêm niệu đạo, nhiễm bệnh lậu.

WHO cảnh báo về thuốc giả trị đái tháo đường và giảm cân

WHO cảnh báo về thuốc giả trị đái tháo đường và giảm cân

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

ổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo về thuốc semaglutide giả, loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì…

Loại hạt giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Có nhiều loại hạt tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là hạt hạnh nhân.

Top