Người cao tuổi là nguồn lực, không phải gánh nặng của xã hội
GiadinhNet – “Nhiều công ty, doanh nghiệp hoặc các khu công nghiệp thường bỏ ra rất nhiều tiền để mời chuyên gia nước ngoài về làm cố vấn, trong khi, nguồn lực trí tuệ của người cao tuổi Việt Nam lại không được tận dụng. Đây là một sự lãng phí rất đáng tiếc”, GS Hồng nhấn mạnh.
Với chiếc áo cộc, quần jean, bước đi khỏe khoắn, dứt khoát GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khiến cả hội trường buổi Tọa đàm "Tiến tới bình đẳng cho mọi lứa tuổi" nhân kỷ niệm ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 phải ngạc nhiên khi ông tiết lộ năm nay mình đã… 84 tuổi.

GS.TS Vũ Trọng Hồng (áo xanh, thứ 2 từ phải sang) tại buổi Tọa đàm. Ảnh: N.Mai
Ở cái tuổi được coi là "xưa nay hiếm", GS Hồng tự nhận mình là người may mắn. Ông chia sẻ, thỉnh thoảng vẫn tham gia leo núi, hàng ngày vẫn tập yoga và các bài tập dưỡng sinh tại nhà, đặc biệt là các bài tập bổ trợ cho não để có tinh thần luôn minh mẫn.
Bên cạnh đó, vị giáo sư này cũng luôn quan tâm đến việc dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra với sức khỏe tuổi già, nhất là nguy cơ bị đột quỵ. Do đó, ông luôn đeo chiếc đồng hồ đo nhịp tim để tiện cho việc theo dõi chỉ số nhịp đập trong cơ thể của mình.
Với tinh thần minh mẫn và "kho" kinh nghiệm quý báu sau mấy chục năm công tác, dù đã là một cụ ông hơn 80 tuổi, GS Hồng vẫn nhận được nhiều lời mời tham gia làm cố vấn hoặc trực tiếp làm các đồ án cho nhiều đơn vị có chuyên môn liên quan.
Tuy nhiên, chia sẻ tại buổi Tọa đàm, ông cũng trăn trở rằng, trên thực tế hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp hoặc các khu công nghiệp thường bỏ ra rất nhiều tiền để mời chuyên gia nước ngoài về làm cố vấn, trong khi, nguồn lực trí tuệ của người cao tuổi Việt Nam lại không được tận dụng. Đây là một sự lãng phí rất đáng tiếc.
Cũng theo vị giáo sư này, hiện nay, nhiều người cho rằng, người cao tuổi chỉ là những người quanh quẩn ở nhà trông cháu hoặc chỉ biết đọc sách, đọc báo qua ngày. Tuy nhiên, điều này không đúng. Người cao tuổi có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, nhất là những người cao tuổi có trí tuệ nếu họ được tạo điều kiện công bằng như những người khác.
Chính vì vậy, GS Hồng nhấn mạnh: "Người cao tuổi là nguồn lực, không phải là gánh nặng của xã hội".

GS Hồng nhấn mạnh, người cao tuổi là nguồn lực, không phải là gánh nặng của xã hội. Ảnh: N.Mai
Để trở thành nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội khi về già, theo GS Vũ Trọng Hồng, chúng ta phải có quá trình chuẩn bị ngay từ khi còn trẻ, nghĩa là phải học tập suốt đời.
"Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn trẻ phải tích cực đọc nhiều sách vở, nắm được những lý thuyết cơ bản để khi bước ra ngoài cuộc sống, có nền tảng vững chắc để làm việc, đúc rút kinh nghiệm.
Đến khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta mang những kinh nghiệm ấy đi trải nghiệm cuộc sống. Nếu tuân thủ đúng quy trình như vậy, khi trên 60 tuổi, chúng ta sẽ là những chuyên gia của xã hội", GS Hồng nói.
Không chỉ GS Hồng, một số người cao tuổi khác cũng đang tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để người cao tuổi có cơ hội đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, theo các chuyên gia, cần phải tạo điều kiện cho các cơ hội việc làm, tuổi nghỉ hưu linh hoạt và bình đẳng giữa nam - nữ và phát triển kỹ năng cho người cao tuổi như một phương tiện để đảm bảo thu nhập và lợi ích cho tuổi già.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Già hóa là một tất yếu của sự phát triển. Chúng ta phải chuyển hướng trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ và hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đất nước.
"Chúng ta đang tiến tới một tương lai tươi đẹp hơn mà chúng ta hằng mong ước, "không bỏ ai lại phía sau" sẽ mang lại cơ hội để người cao tuổi đóng góp cho xã hội. Chúng ta hãy tăng cường những quyền con người này và đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của người cao tuổi để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn cho mọi lứa tuổi", Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.
Già hóa dân số là một trong những xu hướng và đặc điểm quan trọng nhất của thế kỷ 21, đặc biệt là ở Việt Nam và khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Trên toàn cầu, cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Dự báo con số này sẽ tăng lên 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên vào năm 2050. Trong giai đoạn 2015 - 2030, số người cao tuổi trên toàn cầu dự đoán sẽ tăng lên 56% - từ 901 triệu lên 1,4 tỷ. Đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ cao hơn số người ở độ tuổi từ 15-24. Ở Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số đã tăng lên 11,9% năm 2017 và sẽ tăng lên gần gấp đôi là 20% vào năm 2038.
Mai Thùy

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.