Người cao tuổi tại TPHCM đang tăng rất nhanh
GĐXH - Theo ông Phạm Chánh Trung, mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình không ngừng được nâng cao là nguyên nhân khiến TPHCM có tốc độ già hóa dân số nhanh.
Sáng 23/1, Sở Y tế TPHCM tổ chức hội thảo thích ứng già hóa dân số tại TPHCM, tiếp cận từ hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn.
Tham dự hội thảo, ông Phạm Chánh Trung - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, cho biết, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số năm 2011 và là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
Tại TPHCM, người cao tuổi TPHCM đang tăng rất nhanh về số lượng, bắt đầu từ năm 2017. Nhóm người cao tuổi này đang chịu tác động sâu sắc của mức sinh thấp, tốc độ già hóa dân số nhanh.

Ông Phạm Chánh Trung - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TPHCM. Ảnh: P.T
Theo số liệu cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an, tính đến hết ngày 1/12/2023, số người trên 60 tuổi ở TP HCM là 1.338.680 người, chiếm tỷ lệ 12,24% trên tổng dân số.
Về số người cao tuổi tại TPHCM, đứng đầu là TP Thủ Đức với 127.019 người, tiếp đó là quận Bình Thạnh với 95.352 người cao tuổi, Quận 12 là 90.731 người cao tuổi, Quận Gò Vấp có 77.732 người cao tuổi, Quận 8 là 76.819 người, quận Tân Bình 68.782 người...
Huyện Cần Giờ và Nhà Bè là hai huyện có số lượng người cao tuổi thấp nhất là 9.924 và 17.782 người.
Theo số liệu từ Cục Thống kê TP HCM, tuổi thọ trung bình của dân số tại TP HCM năm 2023 là 76,3 tuổi, trong đó nam là 73,9 tuổi và nữ là 79,2 tuổi.
Theo ông Phạm Chánh Trung, mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình không ngừng được nâng cao là nguyên nhân khiến TP HCM có tốc độ già hóa dân số nhanh.

Đông đảo đại biểu tham dự Hội thảo thích ứng già hóa dân số tại TPHCM, tiếp cận từ hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ảnh: P.T
Trong những năm qua, TP HCM đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như: chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng số lượng cũng như tỷ trọng người cao tuổi trong dân số già đang gia tăng nhanh tại thành phố, người cao tuổi cũng phải đối diện với những thách thức rất lớn vê sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí... đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Chánh Trung, với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay sẽ là thách thức lớn về mặt kinh tế, văn hóa cho các cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng. Không chỉ khiến cho nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai, già hóa dân số còn làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế và hệ thống trợ cấp bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí.
Cũng tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp để TP HCM xây dựng xã hội thích ứng với quá trình già hóa dân số. Cụ thể như thực trạng công tác đào tạo nghề chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam; về việc sử dụng dịch vụ nhà dưỡng lão trên địa bàn TP HCM; xây dựng thành phố thân thiện với người cao tuổi...

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.