Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Chứt trên bản Rào Tre với ước mơ mới

Thứ bảy, 07:00 16/02/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Rào Tre là bản dân tộc thiểu số sống tại xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Cả bản vỏn vẹn 42 hộ dân với 149 nhân khẩu hầu hết là người dân tộc Chứt. Sau Tết năm nay, nhiều người Chứt bản Rào Tre đang ấp ủ những giấc mơ có thể thực hiện trong năm mới.


Anh Hồ Sỹ (người Chứt, Rào Tre) và chị Vinh (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang cùng anh Ngọc (cán bộ cắm bản Rào Tre) bàn vụ mùa mới. Ảnh: Huy Hoàng

Anh Hồ Sỹ (người Chứt, Rào Tre) và chị Vinh (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang cùng anh Ngọc (cán bộ cắm bản Rào Tre) bàn vụ mùa mới. Ảnh: Huy Hoàng

Nỗi đau từ những cuộc hôn nhân cận huyết

Những năm trước đây, cứ mỗi lần nhắc đến người Chứt ở bản Rào Tre là thêm một lần nỗi trăn trở về hôn nhân cận huyết lại khiến cho nỗi buồn cứ giăng mắc ở mảnh đất heo hút miền Trung này.

Từ khi được phát hiện đến nay, tộc người Chứt vẫn duy trì nếp sống nguyên sơ, chưa có ý thức tự giác lao động và tích lũy. Khi lập gia đình, họ thường lấy người trong họ hàng.Việc anh em, cậu cháu lấy nhau, con cô, con chú, con bác làm vợ làm chồng là cái việc không xa lạ ở nơi đây. Cứ ưng cái mắt, bằng cái bụng thì vào rừng kiếm bỏ củi để trước nhà cô gái.

Khi bó củi được đốt lên cũng là khi giao ước được chính thức chấp nhận. Chàng trai cứ thế sang ở hẳn nhà cô gái, chọn ngày lành mang lễ vật thế là thành vợ thành chồng. Chính lối suy nghĩ kiểu “cây nhà lá vườn” trong hôn nhân đã khiến cho nhiều cuộc hôn nhân cận huyết cứ thế diễn ra và để lại không ít bi kịch chất chứa bao nỗi đau lòng.

Chưa kịp vui với những hạnh phúc cái kiểu “lấy anh em nhà mình nó thương mình hơn đó” thì người Chứt đã phải trả giá đắt. Trong bản, chúng tôi không khó để bắt gặp những đứa trẻ tật nguyền bởi những di chứng do các cuộc hôn nhân cận huyết của bố mẹ chúng.

Tiếp chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Văn Thiên, Tổ trưởng tổ công tác bản Rào Tre tâm sự: “Anh em biên phòng chúng tôi gặp nhiều khó khăn lắm: Ngôn ngữ thì bất đồng, phong tục tập quán lạc hậu. Mình đi tuyên truyền không khéo bà con giận là công cốc. Biết thế, chúng tôi cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con. Dần dà, bà con tin, thế là tuyên truyền trong những lúc như vậy luôn. Giờ đầu làng cuối bản bà con gọi cán bộ thế thôi nhưng coi nhau như người nhà”.

Với những niềm tin mong manh bởi cái chữ, sự hiểu biết chưa vượt qua bóng hình của ma núi, của ông Giàng trách tội mà những cuộc hôn nhân cận huyết diễn ra. Hồ Do và Hồ Thị Hoa (cha mẹ là anh em), Hồ Nhỏ và Hồ Hùng (con cậu, con cô), Hồ Bình và Hồ Bốn (bố mẹ là anh em) và nhiều những cặp anh em khác đã đến với nhau. Ngay cả thầy mo Hồ Phú, người đi nhiều, biết nhiều của cả xứ Rào Tre cũng bộc bạch: “Con thích người nào thì con cứ lấy, thấy đường sạch thì cứ đi, thấy đàn bà, đàn ông đẹp thì cứ làm bạn, không phải cây củi đâu mà ta bẻ, ta cho được”(?).

Cái lý, cái tình của người Chứt như chị Hồ Tương nói: “Lấy anh em nhà mình thì nó thương mình hơn chứ lỡ lấy người khác thì nhiều lúc họ giận họ mắng mình, nhiều lúc họ còn đánh mình nữa thì biết làm sao”. Và cũng bởi cái lý, cái tình đó mà Hồ Hạnh, Hồ Huy, Hồ Ninh, Hồ Vĩnh đã phải bỏ bản để tìm về với vùng đất của Giàng.

Ngược lại thời gian về những năm 60 của thế kỉ trước, người Chứt chỉ là một nhóm gồm chưa đầy 20 con người, sống chủ yếu trong hang hốc, rừng sâu với cuộc sống tự do hoang dã. Chính do lối sống phóng khoáng ấy đã khiến việc tảo hôn và cận huyết được người Chứt nghiễm nhiên chấp nhận và coi đó là việc hết sức bình thường. Để rồi, những đứa trẻ tàn tật, kém phát triển về cả trí tuệ lẫn thể chất cứ thế sinh ra, tuổi thơ chúng cũng bị đánh mất bởi những cuộc hôn nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của chính những người làm cha, làm mẹ.

Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng, nhưng đồng bào Chứt nơi đây cũng chỉ biết trông từ nóc nhà này sang nóc nhà khác. Đầu làng đến cuối bản, người Chứt cứ như cây chung một gốc, nhìn đâu cũng thấy họ hàng. Nhiều cuộc hôn nhân gần gũi cứ thế diễn ra khiến cho mối quan hệ ngày càng trở nên chằng chịt.

Khi thanh niên ở đây không muốn lấy người trong bản thì phải sang tận Quảng Bình vì nơi đó có những người Chứt sinh sống. Nhưng rồi đường sá xa xôi, đi lại còn nhiều khó khăn khiến cho mong muốn chính đáng của họ mới chỉ lóe lên đã sớm bị dập tắt. Chưa kể, khi đến được đó nhiều thanh niên Rào Tre còn bị đuổi đánh vì cái tục bảo vệ gái làng của một số dân tộc thiểu số. Cuối cùng họ lại quay về trong bản, lại đi tìm kiếm hạnh phúc với những người “con anh, con cậu” và cứ thế, một vòng luẩn quẩn lại bắt đầu…

Bộ đội trèo đèo, lội suối tìm bạn cho trai, gái Rào Tre


Thiếu tá Nguyễn Văn Thiên, Đồn trưởng đồn công tác bản Rào tre cùng những nỗi niềm trăn trở.

Thiếu tá Nguyễn Văn Thiên, Đồn trưởng đồn công tác bản Rào tre cùng những nỗi niềm trăn trở.

Nếu ai đó có cơ hội đến bản Rào Tre chỉ chừng 5 năm trước thì bây giờ ắt hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên. Điều chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nhất có lẽ là thông tin chuyện hôn nhân cận huyết đã được chấm dứt triệt để. Đó là cả một hành trình dài mà công sức lớn nhất thuộc về những người lính, những bác sĩ mang quân hàm xanh.

Vượt qua những khó khăn, những mầm hạnh phúc bền vững đầu tiên đã được ươm mầm ở Rào Tre. Qua lời kể của bà con chỉ biết rằng: “Cái dạo ấy còn vui hơn cả Tết Lấp Lỗ (một ngày Tết riêng của bà con dân tộc Chứt), cả làng già trẻ vui như hội”. Đó là lần đầu tiên những người Kinh kết hôn cùng con em đồng bào. Vượt qua nhiều ranh giới, Hồ Thị Mai và Lê Xuân Công, Hồ Thị Duyên và Nguyễn Đình Xuân đã đến với nhau. Bộ đội Minh, bộ đội Phú đã trở thành người se duyên từ lúc nào không hay nay lại đứng ra lo gạo thịt tổ chức đám cưới, đám hỏi cho những cặp đôi mới.

Người Chứt giờ đây đã chủ động hơn nhiều. Nhưng “ưng cái bụng thì cái miệng còn ngại” thế là các “chú áo xanh” lại thầm lặng làm nhiệm vụ của mình. Cũng vì thương đồng bào mà lính biên phòng đã trèo đèo, lội suối tìm những con đường tắt để sang tận Quảng Bình cho trai, gái bản Rào Tre có chỗ mà hỏi chuyện. Đó là câu chuyện của anh Hồ Nghĩa (Bản Rào Tre) và chị Hồ Thị Kham (Tuyên Hóa, Quảng Bình).

Anh Hồ Nghĩa sau một chuyến đi rừng dài hàng mấy tháng trời thế là ưng chị Kham. Nhưng mở lời cứ phải có “anh cán bộ” đi cùng mới chịu. Chị Hồ Thị Kham đã trở thành cô dâu xứ lạ đầu tiên của miền đất này.

Bản Rào Tre hôm nay không chỉ có điện, có nước sạch, có tivi, có trạm xá mà còn có cả tiếng đánh vần bi bô của trẻ con học chữ. Xuân này, 11 gia đình mới đã được tỉnh Hà Tĩnh trao tặng nhà, đưa nước sạch về bản, lập khu tái định cư mới. Các anh bộ đội cũng đang hăng say hướng dẫn bà con kiếm cái sinh nhai. Chuyện tự lo lương thực được 3 tháng là cả một kỳ tích với bà con nơi đây.

Người Chứt hôm nay có quyền hy vọng khi cái chữ, cái tình đã thấm đượm trong cách sống, lối nghĩ của đồng bào. Tiếng đàn Trơ - bon của bà con đã vang vọng khắp nẻo đường tắt hơn 10km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình. Con đường hạnh phúc được các cán bộ chiến sĩ lập để xóa đi khoảng cách hơn 100km xa xôi. Với người miền xuôi, bản Rào Tre cũng không còn xa ngái.

Bên đỉnh Giăng Màn, người Chứt đã có thể mơ những giấc mơ mới, để tiếng ru ầu ơi vượt cả núi rừng và hủ tục. Những người lính mang quân hàm xanh thì vẫn cứ âm thầm làm nhiệm vụ của mình như một sứ mệnh thiêng liêng. Con trẻ người Chứt cứ thế lớn lên trong cái tình quân dân, cái nghĩa đồng bào: “Con ơi ngồi lại/ Tarobon chơi rồi/ Sinh ra làm kiếp con người/ Sống sao cho xứng khỏi còn ăn năn.

Vì sao người Chứt “lười yêu”? Vì sao người Chứt “lười yêu”?

GiadinhNet - Hôn nhân cận huyết đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Người trong bản dù gần, dù xa cũng đều có huyết thống với nhau nên việc lập gia đình đối với thanh niên nơi đây không thể tránh khỏi việc lấy người cùng dòng máu với mình. Khá nhiều trường hợp lấy nhau cùng huyết thống không quá ba đời.

Huy Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 6 phút trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Top