Người phụ nữ 31 tuổi triglyceride trong máu vượt quá 45 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - 4 tháng liên tiếp, người phụ nữ này liên tục ăn lẩu, đồ nướng và trà sữa. Không chỉ vậy, cô thường xuyên đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược nhịp sinh học ngày và đêm.
Triglyceride trong máu vượt quá tiêu chuẩn 45 lần vì lối sống thiếu khoa học
Trong lần đi khám sức khỏe, người phụ nữ 31 tuổi họ Vương ở Hà Nam (Trung Quốc) với chiều cao 161cm, nặng 76kg đã khiến nhân viên y tế bất ngờ khi lấy máu xét nghiệm thì phát hiện máu của cô đặc quánh đầy mỡ trắng vàng.
Theo kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số lipid máu của cô Vương có mức triglyceride vượt quá tiêu chuẩn 45 lần. Bác sĩ cho biết nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc mạch máu não sẽ tăng cao, thậm chí dẫn đến tử vong đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo.

Ảnh minh họa
Điều tra bệnh sử, được biết trong 4 tháng liên tiếp kể từ đầu năm nay, cô liên tục ăn lẩu hoặc đồ nướng hằng ngày, ngoài ra mỗi ngày uống ít nhất một cốc trà sữa. Không chỉ vậy, cô Vương còn có lịch trình làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn trong thời gian dài, đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược hoàn toàn nhịp điệu ngày và đêm
Theo kinh nghiệm lâm sàng của các bác sỹ, việc ăn lẩu, đồ nướng và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ khác hàng ngày trong nhiều tháng, đặc biệt là khi kết hợp với trà sữa có hàm lượng đường rất cao và thức khuya trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến rối loạn nội tiết, chuyển hóa lipid bất thường và quá tải gan, sau đó phát triển thành tăng lipid máu nặng và hội chứng chuyển hóa.
Sau khi can thiệp, điều trị kịp thời, các chỉ số sức khỏe của cô Vương đã cải thiện đáng kể, chỉ số lipid máu của cô đang dần trở lại mức bình thường.
Các bác sĩ nhấn mạnh rằng những trường hợp tương tự không phải là hiếm ở cư dân thành thị trẻ tuổi, đặc biệt là những người đi ngủ muộn và dậy muộn, việc ăn uống phụ thuộc vào đồ mua ngoài.
Triglyceride trong máu tăng cao nguy hiểm thế nào?
Triglyceride là một thành phần quan trọng của mỡ máu và là một dạng chất béo trung tính cần thiết ở con người. Thông qua quá trình chuyển hóa, Triglycerid sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm, đặc biệt là dầu thực vật hay mỡ động vật. Triglyceride có thành phần gồm 3 nhóm axit béo với những cấu tạo khác biệt. Tại ruột non, các thành phần này sẽ được phân tách và tạo thành nguồn năng lượng cho cơ thể thông qua việc kết hợp với các chất khác.
Tuy nhiên, khi lượng chất béo tích tụ trong cơ thể là quá lớn sẽ làm tăng cao chỉ số mỡ máu và dẫn đến những nguy cơ bệnh lý như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, suy gan, viêm tụy,...

Ảnh minh họa
Ai có nguy cơ bị triglyceride trong máu tăng cao?
Tình trạng rối loạn Triglyceride không kể giới tính hay độ tuổi, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng dưới đấy:
- Người thừa cân, béo phì.
- Người lười vận động, không thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.
- Người lạm dụng đồ uống có cồn và các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
- Người có chế độ ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật, nhiều tinh bột tinh chế (mì tôm, phở, bún,...) nhưng lại ít chất xơ.
- Người có tiền sử gia đình bị Triglyceride tăng cao và người mắc bệnh lý các bệnh về tim, thận, huyết áp cao, đái tháo đường, suy giáp...
Cần làm gì để phòng ngừa triglyceride tăng cao trong máu
Để phòng ngừa triglyceride tăng cao trong máu, biện pháp tốt nhất là xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách:
Tập thể dục thường xuyên: Vận động ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi buổi tập khoảng 30 phút với các bài tập phù hợp. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và tăng HDL cholesterol.
Giảm lượng đường và carbohydrate tinh chế: Carbohydrate đơn giả như đường và thực phẩm làm từ bột mì trắng hoặc fructose có thể làm tăng triglyceride.
Giảm lượng calo nạp vào: Nếu bị tăng triglyceride máu nhẹ đến trung bình, người bệnh nên tập trung vào việc cắt giảm calo. Lượng calo dư thừa được chuyển hóa thành triglyceride và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Giảm lượng calo sẽ làm giảm triglyceride.
Sử dụng chất béo lành mạnh: Thay chất béo bão hòa có trong thịt bằng chất béo lành mạnh có trong thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, ăn cá giàu axit béo omega-3. Đồng thời, tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm có dầu hoặc chất béo hydro hóa.
Hạn chế uống rượu: Rượu chứa nhiều calo và đường và có tác dụng đặc biệt mạnh đối với triglyceride. Nếu bị tăng triglyceride máu nghiêm trọng, tốt nhất nên tránh uống rượu.

Diễn viên Thái Hòa bị đột quỵ trong lúc đưa con đi học, đây là lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Trường hợp của diễn viên Thái Hòa là một lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não, căn bệnh có thể xảy đến bất ngờ và để lại những di chứng lâu dài.

7 ngày làm theo 'chanh liều cao', cô gái trẻ cầu cứu bác sĩ
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcCô gái lên nhóm "chanh liều cao" thấy mọi người mách dùng nước cốt bôi lên da trị mụn. Kết quả sau 5 ngày làm theo, mặt bắt đầu viêm da, sưng tấy, bỏng rát.

Người phụ nữ 67 tuổi bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư vú giai đoạn 0 vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Phát hiện ung thư vú giai đoạn 0 nhưng nghĩ mình cao tuổi, đang suy thận mạn giai đoạn 4, cao huyết áp, lại sợ phẫu thuật gặp nguy hiểm... nên bà T. quyết định không điều trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.