Người đàn ông 61 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư đại tràng có dấu hiệu đau bụng quanh rốn kéo dài khoảng nửa năm. Cơn đau âm ỉ, đôi khi quặn thắt, kèm theo rối loạn đại tiện, đi ngoài lúc táo, lúc lỏng...

Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Hùng Vương, Phú Thọ cho biết vừa phẫu thuật thành công ung thư đại tràng kết hợp cắt Polyp đại tràng Sigma cho một nam bệnh nhân 61 tuổi.
Được biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau bụng quanh rốn kéo dài khoảng nửa năm. Cơn đau âm ỉ, đôi khi quặn thắt, kèm theo rối loạn đại tiện, đi ngoài lúc táo, lúc lỏng.

Ca phẫu thuật được các bác sĩ thực hiện thành công. Ảnh: BVCC
Sau khi thăm khám, bệnh nhân đã được thực hiện nội soi và sinh thiết, phát hiện ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải cùng polyp đại tràng Sigma. Do tình trạng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân đã nhập viện để điều trị.
Kết quả chụp CT ổ bụng cho thấy, bệnh nhân bị ung thư đại tràng phải ở giai đoạn cT3N0M0, đồng thời phát hiện polyp đại tràng Sigma.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu đã quyết định chuyển bệnh nhân vào phòng nội soi để tiến hành cắt polyp đại tràng Sigma bằng phương pháp cold snare, đồng thời gửi mẫu bệnh phẩm đi giải phẫu bệnh. Sau đó, các bác sĩ tiếp tục thực hiện phẫu thuật cắt đoạn đại tràng phải kết hợp vét hạch.

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt đoạn đại tràng phải kết hợp vét hạch. Ảnh: BVCC
Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định và hiện đang được theo dõi, chăm sóc hậu phẫu tại khoa Ung bướu của bệnh viện.
Theo các bác sĩ, ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Việc phát hiện sớm ung thư đại tràng cơ hội điều trị thành công cao hơn.
6 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư đại tràng
Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng ung thư đại tràng thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư đại tràng. Các cơn đau diễn ra bất thường, lúc dữ dội, lúc âm ỉ, tương tự như triệu chứng của viêm đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Chán ăn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon cũng là một trong những biểu hiện của ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, sút cân. Ung thư đại tràng gây rối loạn tình trạng đi tiêu (đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể gây nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lỵ). Tuy nhiên, bệnh lỵ được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, còn ung thư đại tràng thì không.
Đi ngoài ra máu
Đi tiêu ra nhầy máu, máu đỏ tươi, nhỏ thành giọt hoặc máu lẫn trong phân là triệu chứng của ung thư đại tràng dễ nhận thấy. Tổn thương nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ (các bệnh lành tính) cũng có triệu chứng đi tiêu ra máu. Tuy nhiên, đi tiêu ra máu do trĩ, nứt hậu môn thường là máu tươi, còn ung thư đại tràng thường có máu lẫn với nhầy.
Thay đổi thói quen đi tiêu
Các khối u ở đại tràng gây kích thích đường ruột liên tục, làm cho người bệnh mắc đi tiêu nhiều lần. Khối u càng lớn thì số lần đi tiêu càng nhiều, nhưng thường đi tiêu lắt nhắt. Đây là một trong những dấu hiệu ung thư đại tràng quan trọng.
Đi ngoài phân nhỏ, dẹt
Phân nhỏ, dẹt so với bình thường cũng là dấu hiệu bị ung thư đại tràng. Tình trạng phân nhỏ dẹt do có khối u làm cho phân bị chặn lại. Nếu phân nhỏ dẹt như chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác.
Giảm cân bất thường
Giảm cân bất thường không do tập luyện hay ăn kiêng cũng có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác ở đường tiêu hóa.

Ảnh minh họa
Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
- Tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng một thời gian trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
- Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh như: Hạn chế ăn các loại thịt đỏ; hạn chế ăn thịt dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư.
- Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.
- Nói không với thuốc là, vì thuốc lá được biết đến như là những yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
- Nên hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh và tầm soát ung thư đại tràng 6 tháng/lần sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.




Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....

Thông tin cần biết về biến chứng mắt ở người tiểu đường
Sống khỏe - 21 giờ trước70% bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể mắc các biến chứng mắt nếu không kiểm soát được chỉ số đường huyết hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này, đọc ngay bài viết sau.

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhập viện vì tắc động mạch có tiền sử viêm tắc mạch chi dưới cách đây khoảng 1 tháng, kèm theo tăng huyết áp và đái tháo đường type 2.

Chỉ mất 3 phút buổi sáng làm bài test này, bệnh tim mạch “không còn chỗ trốn”, sau 30 tuổi càng cần phải biết
Sống khỏe - 23 giờ trướcBệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa và xảy ra bất chợt, vì vậy hãy thực hiện bài test này sớm để phát hiện dấu hiệu.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.