Người đàn ông 62 tuổi ở TP.HCM phát hiện ung thư thận sớm nhờ làm một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Người đàn ông bất ngờ phát hiện ưng thư trong lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông cho biết trước đó không có triệu chứng nào.

Bất ngờ phát hiện ung thư thận khi đi khám sức khỏe định kỳ
Điều khiến ông V.N.D. (62 tuổi, TP.HCM) quá bất ngờ khi nhận kết quả ung thư thận khi khám sức khỏe định kỳ vì trươc đó ông không có triệu chứng của bệnh. Rất may, các bác sĩ đã sớm phát hiện khối u của bệnh nhân nằm ở thận phải nghi ung thư, giai đoạn T1B – giai đoạn sớm, tế bào chưa xâm lấn ra ngoài vỏ bao thận.
Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, Ths, Bs Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa cho biết, qua ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) nhận thấy khối u thận phải có kích thước 4,5×5,0 cm, ở cực trên thận phải, đậm độ không đồng nhất, u nằm sát tĩnh mạch thận phải (mạch máu đưa máu từ thận về tim), gần tĩnh mạch chủ bụng, ngay bên dưới gan, gần tá tràng (phần ruột non nối với dạ dày) và đại tràng.

Ảnh chụp CT cho thấy khối u thận phải (khoanh đỏ) của ông D. nằm ở vị trí phức tạp, gần nhiều cơ quan xung quanh. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi trong ổ bụng cắt u thận. Người bệnh được đặt trong tư thế nằm nghiêng sang trái 45 độ. Năm trocar (dùi chọc nội soi) lần lượt được đặt trên bụng và hông phải người bệnh để đưa các dụng cụ phẫu thuật nội soi vào bên trong khoang bụng.
Do khối u bị che khuất bởi gan nên các bác sĩ phải vén gan, bộc lộ không gian phẫu thuật. Tiếp theo, ê kíp tiến hành bóc tách cuống thận (khu vực hội tụ của tĩnh mạch thận, động mạch thận, niệu quản), bộc lộ động mạch và tĩnh mạch thận để kiểm soát máu chảy trong lúc cắt u thận.
Ê kíp phẫu tích bộc lộ khối u, di động khối u ra khỏi các cấu trúc xung quanh như gan, tĩnh mạch thận, tuyến thượng thận. Sau đó, đánh dấu diện cắt và bắt đầu tiến hành cắt khối u. Ê kíp phối hợp nhịp nhàng, thao tác cẩn trọng từng mm, nhằm mục tiêu lấy trọn khối u ra ngoài mà không làm tổn thương mạch máu thận của người bệnh trong khi cắt u. Sau 180 phút, ca phẫu thuật thành công, người bệnh mất máu không đáng kể.
4 ngày sau phẫu thuật, ông D. phục hồi tốt, vết mổ khô, không còn đau, chức năng thận không thay đổi đáng kể, ăn uống và đi lại bình thường.
Theo bác sĩ Cương, khối u thận đã được lấy đi, diện cắt không còn tế bào ung thư nên sau mổ, người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ để theo dõi tái phát, không cần phải điều trị gì thêm.
Ung thư thận nguy hiểm thế nào?
Ung thư thận là một trong ba loại ung thư thường gặp nhất trong hệ tiết niệu. Tổ chức ung thư thế giới (GLOBOCAN) thống kê trong năm 2022, có 434.840 ca ung thư thận được phát hiện mới, 155.953 trường hợp tử vong. Riêng tại Việt Nam, số ca mắc ung thư thận mới ghi nhận là 2.246, số trường hợp tử vong là 1.112.

Ảnh minh họa
Bác sĩ Cương cho biết phần lớn trường hợp ung thư thận ở giai đoạn sớm không có triệu chứng, nên người bệnh thường phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe, tương tự trường hợp ông D. Khi triệu chứng rõ ràng như đau hông lưng, tiểu máu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ho dai dẳng, đau nhức xương… ung thư thận thường đã tiến triển xâm lấn tại chỗ hoặc di căn đến cơ quan xung quanh.
Dù ung thư thận ở giai đoạn nào, phẫu thuật luôn là phương án điều trị được ưu tiên. Tùy theo đặc điểm khối u, giai đoạn ung thư, bác sĩ có thể chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ thận. Ở giai đoạn muộn, sau khi phẫu thuật lấy đi toàn bộ tế bào ung thư, người bệnh có thể cần điều trị hỗ trợ với thuốc chống ung thư hoặc xạ trị.
Ung thư thận phát hiện càng sớm, khả năng điều trị khỏi hoàn toàn càng cao. Khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/lần có thể phát hiện sớm và điều trị triệt căn ung thư thận.
Trường hợp người bệnh có triệu chứng tiểu máu, đau bụng vùng hông lưng dai dẳng hoặc sờ thấy có khối u, cần sớm đến bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu khám, chẩn đoán chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.


Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.