Người phụ nữ 31 tuổi ở Quảng Ninh phát hiện ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Ra khí hư bất thường, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám bất ngờ phát hiện ung thư cổ tử cung.

Chị V.T.Y (31 tuổi, ở Quảng Ninh) bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng trì hoãn chưa đi khám, đến khi xuất hiện triệu chứng ra khí hư ra nhiều, chị đã đến BVĐK Medilatec khám.
Tại đây, qua thăm khám các bác sĩ phát hiện chị Y. bị viêm âm đạo do nấm, nhiễm HPV nhóm 12 type nguy cơ cao… và được kê đơn thuốc điều trị viêm nhiễm trước.
Sau 1 tháng điều trị, tình trạng viêm nhiễm của chị Y. đã chấm dứt. Về vấn đề nhiễm virus HPV nhóm 12 type nguy cơ cao, bệnh nhân được chỉ định nội soi cổ tử cung thì phát hiện một vết trắng bất thường ở vị trí 5-7h. Bác sĩ tiếp tục chỉ định tiến hành bấm sinh thiết 03 mảnh ở các vị trí 5h- 6h -7h, gửi giải phẫu bệnh.

Hình ảnh nội soi cổ tử cung của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Kết quả giải phẫu bệnh bấm sinh thiết cổ tử cung của bệnh nhân cho thấy, biểu mô vảy cổ tử cung có hiện tượng loạn sản mức độ cao tổn thương tương đương HSIL - CIN II.
Bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị loạn sản biểu mô vảy mức độ CIN II - đây là giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung do HPV gây ra. Bệnh nhân được chỉ định dùng phương pháp LEEP (loop electrosurgical excision procedure) cổ tử cung điều trị tổn thương, kê đơn thuốc ngoại trú và hẹn tái khám sau 3 tháng.
BSCKI Nguyễn Thị Thùy Linh – Chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Tới 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan tới HPV.
Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh phụ khoa khác nên khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn, nguy cơ tử cao. Vì vậy, nếu xuất huyết âm đạo, dịch âm đạo bất thường, đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu, người dân nên đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Cần làm gì để phòng lây nhiễm HPV
HPV có thể gây ra nhiều bệnh ung thư và bệnh về đường sinh dục, không phân biệt giới tính nam hay nữ giới. Virus HPV gây các bệnh nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm hộ, mụn cóc sinh dục…

Ảnh minh họa
Đặc biệt, chủng HPV nguy cơ cao được phát hiện ở hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, người nhiễm virus thường không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây truyền cho người khác.
Hầu hết các ống virus HPV đều vô hại, không thể xuất hiện triệu chứng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có khoảng hơn 40 chủng virus HPV, đặc biệt là 14 chủng virus HPV nguy cơ cao có thể gây ra một số bệnh ung thư và bệnh về đường sinh dục nguy hiểm.
Để phòng tránh HPV, người dân cần thực hiện:
- Quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Phụ nữ nên đi tầm soát HPV sớm nhất có thể cũng như tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho chính mình.


Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.