Người đàn ông 67 tuổi ở TP HCM bị hạ natri máu, nguy kịch vì bỏ qua dấu hiệu nấc cụt
GĐXH - Người đàn ông bị hạ natri máu có dấu hiệu nấc cụt suốt 3 ngày, đau đầu nặng và hay nói sảng.
Ông T.V.D. (67 tuổi, TP.HCM) nhập viện cấp cứu trong tình trạng nấc cụt liên tục, đau nặng đầu, mệt nhiều…
Người thân của ông D cho biết 3 ngày gần đây, ông bị nấc cụt từ 1 giờ đến 6 giờ sáng, hay nói sảng, quơ tay chân trong khi mắt vẫn mở. Ông than đau nặng đầu, gia đình lo tình trạng này có thể liên quan đến đột quỵ nên đã cho đi khám.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện ông bị hạ natri máu nặng còn 108,72 mmol/L (chỉ số bình thường 136 – 145 mmol/L). Thạc sĩ bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh cho biết natri máu hạ xuống dưới 120 mmol/L được xem hạ natri máu nặng.

Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết, ông D. bị hạ natri máu do tác dụng phụ thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp. Thuốc lợi tiểu tăng bài tiết natri gây hạ natri máu. Ngoài ra, việc ông D bị hạ natri máu còn liên quan đến các yếu tố khác như: tuổi tác, ăn uống kém…
Việc hạ natri máu làm rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương hoặc các dây thần kinh phế vị/cơ hoành gây nấc cụt kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ co giật, phù não.
Ông D. được bù natri, theo dõi chỉ số xét nghiệm mỗi ngày và thay thuốc điều trị huyết áp phù hợp hơn. Sau 3 ngày điều trị, ông hết nấc cụt, không còn nói sảng, ngủ ngon và được ra viện.
Cảnh giác với nguyên dân gây nấc cụt kéo dài
Nấc cụt liên tục, kéo dài xảy ra khi tình trạng này kéo dài hơn 48 giờ. Khi đó, triệu chứng nấc cụt có thể là chỉ dấu cho các bệnh lý liên quan đến thần kinh trung ương. Hệ thần kinh bị kích thích gây ra sự vận động bất thường của cơ hoành dẫn đến nấc cụt kéo dài.
Các nguyên nhân gây nấc cụt mạn tính phổ biến bao gồm:

Ảnh minh họa
Tổn thương dây thần kinh nối với cơ hoành
Các yếu tố gây tổn thương dây thần kinh phế vị điều khiển hoạt động của cơ hoành bao gồm: Viêm tai - mũi - họng, bướu cổ (phì đại tuyến giáp), bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa (chướng bụng, tắc ruột, viêm thực quản, loét dạ dày - tá tràng),…
Tổn thương hệ thần kinh trung ương
Não hay tủy sống bị tổn thương cũng dẫn đến sự mất kiểm soát cơ thể gây ra nấc cụt, ví dụ như: viêm não, đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương sọ não, não úng thủy, giang mai thần kinh (biến chứng của giang mai) khối u não,…
Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể
Nghiện rượu, bệnh tiểu đường, bệnh lý gan thận, mất cân bằng điện giải, Parkinson, dị dạng động tĩnh mạch,…
Tác dụng phụ của thuốc
Các thuốc barbiturat, steroid, thuốc an thần hay thuốc ung thư và hóa trị cũng gây nấc cụt kéo dài.
4 cách chữa nấc cụt đơn giản tại nhà

Ảnh minh họa
Uống nước liên tục
Tuy là mẹo dân gian, cách thức chữa nấc cụt này được khá nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả của nó. Điều này là do việc uống từng ngụm nước nhỏ liên tục sẽ giúp cơ hoành ngưng co thắt.
Hít thở sâu
Cách hít thở sâu chữa được nấc cụt nhờ vào sự căng cứng cơ hoành khi thở ra và ngăn không cho cơ co lại.
Bịt kín tai trong 20 - 30 giây
Khi bịt kín hai lỗ tai, dây thần kinh phế vị được kích thích điều khiển sự giãn ra của cơ hoành, từ đó chữa được cơn nấc cụt. Bạn có thể bịt tai và xoay ngón tay nhịp nhàng, tránh ấn mạnh gây đau tai.
Lè lưỡi hết mức
Cơ chế của cách chữa nấc cụt này giống với phương pháp bịt kín hai tai là đều làm kích thích dây thần kinh phế vị, giảm co thắt cơ hoành.
Dấu hiệu nấc cụt cần được thăm khám bác sĩ
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng nấc cụt nếu chỉ kéo dài ít hơn 48 giờ. Hầu hết các hiện tượng nấc cụt đều có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần bất kì sự can thiệp nào.
Tuy nhiên, tình trạng nấc cụt mạn tính, cụ thể là kéo dài hơn 48 giờ có thể là chỉ dấu cho bệnh lý bạn đang mắc phải. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để nhận được sự thăm khám phù hợp.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 3 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 6 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 7 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.