Cô gái xinh đẹp mắc ung thư hạch thừa nhận phớt lờ dấu hiệu cảnh báo bệnh này!
GĐXH - Cách đây 2 năm, cô bắt đầu bị đau đầu, mệt mỏi tột độ nhưng nghĩ mình tập luyện nhiều nên không mấy quan tâm.
Cô Libby, hiện 20 tuổi, là một vũ công học chuyên ngành sân khấu nhạc kịch tại Đại học Leeds (Vương quốc Anh) vừa chia sẻ về những triệu chứng đầu tiên cô gặp phải trước khi được chẩn đoán mắc ung thư hạch.
Cách đây 2 năm, cô bắt đầu bị đau đầu, mệt mỏi tột độ nhưng nghĩ mình tập luyện nhiều nên không mấy quan tâm. Cho đến khi bị bất tỉnh, cô mới được bạn bè đưa tới viện cấp cứu.
Sau khi làm tất cả các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin giai đoạn 4 - một loại ung thư hiếm gặp phát triển trong hệ bạch huyết.

Libby Sunter chia sẻ về những triệu chứng ung thư cô gặp phải
Cô cho biết: "Tôi nghĩ cú sốc lớn nhất là tôi nghĩ mình rất khỏe mạnh, nhưng thật bất ngờ. Ngay cả những triệu chứng tôi gặp phải, tôi cũng hoàn toàn phớt lờ và thậm chí không nghĩ rằng chúng có thể liên quan đến bất cứ điều gì nghiêm trọng như như vậy".
Sau 7 tháng hóa trị tại Trung tâm Ung thư Clatterbridge, Libby nhận được tin vui rằng bệnh ung thư của cô đã thuyên giảm. Đến nay, cô chỉ phải tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng của mình.
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư hạch
Ung thư hạch thường biểu hiện dưới dạng hạch không đau. Tuỳ vào nhóm ung thư hạch tiến triển nhanh hay chậm mà các triệu chứng sẽ thay đổi khác nhau, trong trường hợp nhóm ung thư hạch tiến triển nhanh thì sẽ xuất hiện tình trạng hạch to nhanh chóng và ngược lại. Ung thư hạch Hodgkin thường xuất hiện ở vị trí các hạch trên cơ hoành. Ung thư hạch không Hodgkin có thể bắt nguồn từ bất cứ đâu trong cơ thể, như từ đường tiêu hóa, da hoặc hệ thần kinh trung ương.
Ở những người bệnh đang tiến triển nặng có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân và đổ mồ hôi trộm. U hạch di căn đến các vị trí ngoài hạch bằng cách xâm lấn trực tiếp hoặc di căn theo đường máu đến lách, gan, phổi hoặc tủy xương.
Một số trường hợp khẩn cấp của ung thư do sự xâm lấn của khối u ngày càng lớn sẽ xuất hiện các triệu chứng như hội chứng tĩnh mạch chủ trên, chèn ép tủy sống ngoài màng cứng ác tính hoặc tràn dịch màng ngoài tim ác tính. Các triệu chứng của hội chứng cận ung thường hiếm gặp, như thoái hóa tiểu não cận u trong ung thư hạch Hodgkin, viêm da cơ và viêm đa cơ ở ung thư hạch Hodgkin và không Hodgkin.

Ảnh minh họa
Ai có nguy cơ mắc ung thư hạch
Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư hạch Hodgkin bao gồm:
- Nhiều trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh trong độ tuổi từ 20 đến 30 và ở những người trên 55 tuổi.
- Nam giới có nguy cơ mắc ung thư hạch cao hơn ở nữ.
- Những người có anh chị em ruột mắc ung thư hạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
- Người bị bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Nhiễm trùng EBV có thể gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân, làm tăng nguy cơ ung thư hạch.
- Người bị suy giảm miễn dịch, những người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch cao hơn.
Cần làm gì để phòng ngừa ung thư hạch?
Tránh để thừa cân, béo phì
Béo phì chính là một yếu tố nguy cơ gây ung thư u hạch, vì thế bạn nên giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ cho phép. Không nên để thừa cân béo phì dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Ảnh minh họa
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đã được chứng minh có thể ngăn ngừa ung thư máu và không phải ngoại lệ. Vậy nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để sức khỏe của bạn được bảo vệ tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng
Bạn nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, mỡ từ động vật. Nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nguồn thực phẩm tươi sạch.
Ngoài ra, cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ra bệnh từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất
Những loại hoá chất như thuốc huỷ diệt cỏ, benzen chính là một trong những nguy cơ chính gây nên việc phát triển bệnh ung thư máu, u hạch. Vì thế nếu đặc thù công việc bạn nên hạn chế tiếp xúc và mang đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang.
Tránh tiếp xúc bức xạ
Bức xạ cũng chính là nguyên nhân làm thay đổi thành phần trong máu, do đó hãy giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các tia bức xạ có nồng độ cao hạn chế gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.