Người đàn ông 78 tuổi ở Hà Nội phải cấp cứu do dùng thuốc theo cách rất nhiều người hay mắc phải
GĐXH – Ông G được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng sốt cao, suy giảm ý thức, ban đỏ dày đặc toàn thân, ngứa ngáy do dùng nhiều loại thuốc điều trị bệnh cùng lúc.
Ngày 19/8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ đơn vị này mới tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân phát ban khắp người do bị dị ứng thuốc.
Bệnh nhân là ông P.Q.G, 78 tuổi ở Hà Nội. Trước khi nhập viện 2 ngày, ông G có triệu chứng sốt, mệt mỏi, chán ăn và đi ngoài phân lỏng. Đến hôm sau, cơ thể ông xuất hiện ban đỏ tại một vài điểm, ban đỏ lan rộng toàn thân với tốc độ nhanh chóng, kèm theo ngứa ngáy dữ dội, sốt, suy giảm ý thức và xuất hiện loét do gãi.

Bệnh nhân bị dị ứng thuốc do dùng nhiều loại thuốc điều trị cùng lúc. Ảnh BVCC.
Ông G được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng sốt cao, suy giảm ý thức, ban đỏ dày đặc toàn thân, ngứa ngáy.
Theo người nhà, bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền, vì thế hàng ngày ông sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau.
Tại Bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi phản vệ nghi do dị ứng thuốc, theo dõi nhiễm khuẩn huyết, suy gan và suy thận cấp.
TS.BS Trần Thị Hải Ninh – Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý rất phức tạp, bao gồm suy đa tạng, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp và gút mạn tính. Những bệnh nền này đã làm tăng nguy cơ phản ứng phụ khi sử dụng thuốc điều trị.
"Trường hợp của bệnh nhân là một minh chứng rõ ràng về dị ứng thuốc điều trị các bệnh mãn tính ở những bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những người có nhiều bệnh nền", BS Ninh thông tin.
Sau gần 1 tháng điều trị liên tục, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hiện đã dần ổn định. Các nốt dị ứng đã giảm bớt, bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Dùng thuốc cho người cao tuổi như thế nào cho đúng?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người cao tuổi thường mắc nhiều thứ bệnh phối hợp; dùng thuốc điều trị bệnh này, có thể làm nặng thêm bệnh kia. Hơn nữa, việc điều trị nhiều loại bệnh sẽ dễ dẫn đến tương tác thuốc có hại. Ví dụ thuốc lợi tiểu chữa tăng huyết áp có thể làm nặng thêm bệnh gút; các thuốc giảm đau chống viêm có thể gây loét và chảy máu đường tiêu hoá, tăng khả năng suy thận...

Người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, bộ máy tiêu hoá của người cao tuổi có nhiều thay đổi do giảm số lượng các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn, trong khi thuốc lưu lại trên đường tiêu hoá lâu hơn lại dễ gây nên các biến chứng trên đường tiêu hoá.
Vì vậy, việc dùng thuốc ở nhóm bệnh nhân này cần hết sức thận trọng. Một số nguyên tắc chung dùng thuốc cho người cao tuổi như: Hạn chế tối đa việc dùng thuốc cho người cao tuổi; tránh lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc được cho là "thuốc bổ", hay thực phẩm chức năng. Nếu phải dùng thuốc thì dùng càng ít loại càng tốt, chọn các loại thuốc ít độc với gan – thận và hiệu quả cao.
Cùng với đó, liều dùng phải thích hợp với từng loại bệnh, người bệnh cụ thể và luôn luôn xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi và hại; tương tác giữa các loại thuốc; chức năng gan – thận. Tránh tình trạng chữa được bệnh này lại làm nặng thêm bệnh khác.
Đặc biệt, phải theo dõi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của thuốc, nhất là tác dụng phụ trên gan – thận. Với các loại thuốc phải dùng kéo dài, nếu có thể được nên có thời gian nghỉ thuốc xen kẽ, để tránh hiện tượng tích luỹ thuốc.
Để phát huy cao nhất tác dụng điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất tác dụng phụ do thuốc gây ra, các chuyên gia khuyến cáo, người cao tuổi cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tốt nhất hãy dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Khi bác sĩ cho đơn thuốc, phải dùng đúng thuốc theo đơn. Không nên nghe lời mách bảo, tìm đọc trong sách báo quảng cáo hoặc tự ý dùng thêm thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
Khi đang dùng thuốc, nếu thấy có những rối loạn, những phản ứng bất thường, không nên tự ý bỏ, ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc khác mà nên trở lại khám bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 15 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 18 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.