Người đàn ông bị suy thận thừa nhận từng 16 năm đối phó với 3 căn bệnh nguy hiểm này
GĐXH - Người đàn ông bị suy thận mạn cho biết phải sống chung với nhiều căn bệnh như: đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Suốt 16 năm qua, ông H.N.T (72 tuổi, trú tại Nghệ An) phải sống chung với nhiều căn bệnh như: đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu. Ông đang điều trị thuốc theo đơn bảo hiểm y tế tại một bệnh viện lớn ở Nghệ An, nhưng ít làm các cận lâm sàng để theo dõi biến chứng của bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.
Khoảng 1 tuần gần đây, ông T. xuất hiện triệu chứng phù mu bàn chân và mặt trước cẳng chân hai bên, kèm theo tình trạng tiểu ít hơn bình thường. Ông đi khám định kỳ thì được cảnh báo xét nghiệm creatinine máu tăng (136 µmol/L). Lo lắng mình bị suy thận, ông T. đến PKĐK Medlatec Nghệ An để thăm khám.

Bệnh thận mạn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong cho người bệnh. Ảnh: BVCC
Điều tra bệnh sử, được biết bệnh nhân có các biểu hiện như: phù chân, tiểu ít và có tiền sử mắc đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu trong nhiều năm. Khám các cơ quan, bộ phận khác chưa phát hiện bất thường.
Bệnh nhân được chỉ định làm một số thăm dò cận lâm sàng để theo dõi và chẩn đoán bệnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số protein và microalbumin trong nước tiểu tăng cao. So sánh với các kết quả trước đó của bệnh nhân, chỉ số này ở mức cao, phản ánh chức năng lọc của thận bị suy giảm.
Mức lọc cầu thận (eGFR) - một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng thận trong 4 tháng gần đây nhất, giảm dần từ 51.8 ml/phút xuống còn 44.5 ml/phút. Thông thường, eGFR dưới 60 ml/phút/1,73m2 và kéo dài tối thiểu 3 tháng, chứng tỏ thận của bệnh nhân đã bị tổn thương mạn tính.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cho thấy, bệnh nhân có albumin niệu vi lượng (54.3mg/L), cùng với lượng creatinin niệu là 14917.25 µmol/L, chỉ số uACR là 32.21 - một dấu hiệu cho thấy thận đang bị “rò rỉ” albumin.
Từ tất cả các dấu hiệu trên, bác sĩ đưa ra chẩn đoán, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn (giai đoạn 3a), đi kèm với đó là các bệnh: đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bệnh nhân được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện.
5 giai đoạn tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh thận mạn
Bác sĩ Võ Thị Lê cho biết, bệnh thận mạn (BTM) được hiểu là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận, kéo dài tối thiểu 3 tháng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Bệnh được chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (eGFR ≥ 90 ml/phút/1,73m²): thận còn tốt nhưng đã có tổn thương âm thầm, gần như không có triệu chứng rõ ràng.
Giai đoạn 2 (eGFR 60-89 ml/phút): tổn thương bắt đầu rõ ràng hơn nhưng có thể vẫn chưa có triệu chứng; đã xuất hiện “rò rỉ” albumin trong nước tiểu (uACR tăng).
Giai đoạn 3: chia làm suy thận độ 3a (eGFR 45 - 59 mL/phút) và suy thận độ 3b (eGFR 30 - 44 mL/phút). Người bệnh xuất hiện triệu chứng: mệt mỏi, tiểu ít, phù chân tay, cao huyết áp khó kiểm soát, rối loạn cân bằng muối - nước, tăng nguy cơ suy tim…
Giai đoạn 4 (eGFR 15-29 mL/phút): suy thận nặng. Triệu chứng rõ rệt hơn: phù nặng, ngứa, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, suy nhược… Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, tăng huyết áp, phù não, phù phổi và đái tháo đường… Bệnh nhân cần chuẩn bị chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Giai đoạn 5 (eGFR < 15 mL/phút): BTM giai đoạn cuối. Thận gần như không còn khả năng lọc máu. Người bệnh mệt mỏi cực độ, thở nông, lú lẫn, thậm chí hôn mê. Ở giai đoạn này, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo suốt đời hoặc ghép thận mới duy trì được sự sống.
Ai cần tầm soát bệnh thận mạn?
Theo bác sĩ Võ Thị Lê, trong Hướng dẫn thực hành lâm sàng về bệnh thận (KDIGO 2024) nhấn mạnh vai trò quan trọng của uACR và eGFR trong tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh thận mạn. Hai xét nghiệm này nên được sử dụng đồng thời để tầm soát và phân tầng nguy cơ. Các đối tượng nguy cơ cao mắc BTM cần được làm xét nghiệm định kỳ và điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối, dẫn đến các biến cố tim mạch và tử vong.
"Không phải mọi bệnh nhân bị bệnh thận mạn đều diễn tiến đến giai đoạn cuối. Do bệnh thận mạn là yếu tố nguy cơ cao nhất của bệnh lý tim mạch (không kể bệnh nhân có hoặc không các yếu tố nguy cơ tim mạch kinh điển) và các biến chứng khác (thiếu máu, suy dinh dưỡng, bệnh xương và chất khoáng), bệnh nhân bị bệnh thận mạn có thể tử vong do biến cố tim mạch trước khi đến giai đoạn cuối", bác sĩ Lê chia sẻ.
Những bệnh nhân có nguy cơ cao sau đây cần tầm soát sớm bệnh thận mạn bằng eGFR và uACR:
- Bệnh nhân mắc đái tháo đường;
- Bệnh nhân tăng huyết áp;
- Bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch;
- Tiền sử bản thân có bệnh thận khác hoặc gia đình có bệnh thận mạn.

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Vết loét ở người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, viêm tủy xương, thậm chí là cắt cụt chi.

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcChỉ trong vòng một tháng, cặp vợ chồng trẻ tại TPHCM đã phải đối mặt với hai biến cố sức khỏe nghiêm trọng, khiến người thân không khỏi bàng hoàng.

Người đàn ông bị ung thư đại tràng giai đoạn 4 ân hận vì không làm việc này dù đã được cảnh cáo trước
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Gia đình từng có người mắc ung thư đại tràng, mặc dù được khuyến cáo nên nội soi đại tràng sau tuổi 40, anh vẫn chưa thực hiện...

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, người đàn ông này nhập viện với biểu hiện lơ mơ, vã mồ hôi và tình trạng ngày một xấu đi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bằng phương pháp ít xâm lấn, bệnh nhân hỏng van tim vẫn sẽ giữ được chức năng quả tim, giữ được lá van của bệnh nhân vàkhông cần phải uống thuốc chống đông...

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu
Bệnh thường gặpGĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....