Người đàn ông cương cứng suốt 2 ngày, nếu chậm trễ thêm một chút có thể khiến “của quý” bị hoại tử
Sự cương cứng trong trường hợp này đặc biệt nguy hiểm, nam giới cần đặc biệt chú ý.
Trong chương trình "Doctor Is Hot" của Đài Loan, bác sĩ tiết niệu Cố Phương Ngọc chia sẻ một trường hợp rất nghiêm trọng xảy ra ở đàn ông. Theo đó, bệnh nhân là một người đàn ông ở độ tuổi 30, khi thức dậy vào buổi sáng, "cậu nhỏ" cương cứng suốt 2-3 tiếng đồng hồ. Anh cảm thấy rất tự hào về khả năng sung mãn của mình.
Tuy nhiên sau đó, sự cương cứng này kéo dài suốt 2 ngày liên tiếp, khiến anh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Đặc biệt, dù anh cố gắng "tự xử", chườm đá lạnh, dội nước nhưng nó vẫn không hết sưng, dương vật luôn thẳng đứng khiến anh cảm thấy rất phiền phức.

Bác sĩ tiết niệu Cố Phương Ngọc.
Tình trạng không thể thuyên giảm buộc anh phải đến bệnh viện để điều trị. Tại đây, bác sĩ Cố nói rằng, triệu chứng này chính là hội chứng priapism (cương cứng kéo dài). Đây là một vấn đề có liên quan tới mạch máu, khi máu chảy vào dương vật liên tục, nếu để hơn 3 ngày mà không chữa trị sẽ khiến dương vật bị hoại tử. Do đó, bệnh nhân ngay lập tức được cấp cứu và may mắn chữa khỏi.
Bác sĩ Cố cho biết, tình huống này có cách giải quyết đơn giản là ngăn chặn máu chảy xuống dương vật, cần phải chụp X-quang để xác định vấn đề ở đâu, từ đó sẽ cầm máu được. Vấn đề trọng tâm nhất là không được để tình trạng cương cứng kéo dài quá lâu, như thế sẽ chậm trễ.
Hội chứng priapism là gì?
Đây là hội chứng nói về tình trạng dương vật cương cứng kéo dài hàng giờ không phải do kích thích tình dục. Tình trạng này không phổ biến, thường xảy ra ở một số nhóm người nhất định, hầu hết các trường hợp là nam giới trên 30 tuổi.
Sự cương cứng thường xảy ra có kích thích thể chất hoặc tâm lý. Sự kích thích này làm cho các cơ trơn nhất định giãn ra, tăng lưu lượng máu đến các mô xốp ở dương vật. Hậu quả là dương vật chứa đầy máu trở nên cương cứng. Sau khi kích thích kết thúc, máu chảy ra và dương vật trở lại trạng thái bình thường.

Ảnh minh họa.
Priapism xảy ra khi một số bộ phận của hệ thống như mạch máu, cơ trơn hoặc dây thần kinh thay đổi lưu lượng máu bình thường và sự cương cứng vẫn tồn tại. Các bệnh liên quan đến máu có thể góp phần gây ra hội chứng priapism, thường là thiếu máu cục bộ, khi máu không thể chảy ra khỏi dương vật. Những rối loạn này có thể là do:
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Bệnh bạch cầu.
- Rối loạn huyết học khác, chẳng hạn như thalassemia (tan máu bẩm sinh), đa u tủy.
- Sử dụng rượu và ma túy
Lạm dụng rượu, cần sa, cocaine và các loại ma túy bất hợp pháp khác có thể gây ra chứng priapism, đặc biệt là thiếu máu cục bộ priapism.
- Thương tật
Bị hẹp bao quy đầu cũng khiến cho lượng máu chảy về dương vật quá nhiều, gây ra hiện tượng cương cứng dai dẳng. Ngoài ra có thể là do chấn thương ở dương vật, xương chậu, đáy chậu, vùng giữa gốc dương vật và hậu môn.
- Những yếu tố khác
Vết cắn của nhện, vết đốt của bọ cạp hoặc các bệnh nhiễm trùng độc hại khác.
Rối loạn chuyển hóa bao gồm bệnh gút hoặc bệnh amyloidosis.
Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như chấn thương tủy sống hoặc bệnh giang mai.
Ung thư liên quan đến dương vật
Hội chứng priapism có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Máu bị mắc kẹt trong dương vật bị thiếu oxy. Khi sự cương cứng kéo dài quá lâu, máu nghèo oxy này bắt đầu làm hỏng hoặc phá hủy các mô trong dương vật. Kết quả là nếu không được điều trị có thể gây rối loạn cương dương hoặc hoại tử.
Theo Giao thông

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
Y tế - 17 phút trướcCác vụ việc thân nhân của người bệnh hành hung nhân viên y tế đã làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh; ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ, đe dọa tính mạng, giảm động lực và sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Ở tuần thai thứ 26, sản phụ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và điều trị theo phác đồ. May mắn, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hoá trị.

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 4 giờ trướcNhiều người dân đổ xô đi làm xét nghiệm máu với hy vọng có thể tầm soát bách bệnh, đặc biệt là ung thư, trong khi đó, không ít bác sĩ, cơ sở y tế do áp lực doanh thu đã lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...

Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ
Sống khỏe - 10 giờ trướcTheo các bác sĩ, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, thường gặp ở trẻ, đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi do đặc điểm sinh lý và hành vi của trẻ. Nếu không được xử trí kịp thời, hóc dị vật có thể dẫn đến ngừng thở, tổn thương não hoặc tử vong.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng có liên quan đến việc hạ thấp lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mướp đắng không phải là một phương pháp điều trị hoặc thuốc được phê duyệt cho bệnh tiểu đường.

Quần áo giặt xong quên phơi nhiều giờ có cần giặt lại?
Sống khỏe - 1 ngày trướcCó những khi bạn quên phơi chỗ quần áo đã giặt, để chúng bị "nhốt" trong máy giặt suốt nhiều giờ, trong trường hợp này có cần giặt lại?

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Sống khỏe - 1 ngày trướcCỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, đồng ruộng. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, bất kỳ bộ phận nào của loại cỏ này cũng có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Thời điểm ngủ nguy hại nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcNếu thường xuyên ngủ muộn, bạn có nguy cơ tăng cân, tăng mức độ căng thẳng và giảm khả năng tập trung vào sáng hôm sau.

Người phụ nữ 60 tuổi cùng lúc mắc 2 thể ung thư tuyến giáp thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân phát hiện 2 thể ung thư tuyến giáp từ chối phẫu thuật để tim các phương pháp dân gian, sử dụng sử dụng thảo dược, ăn kiêng... Sau đó, bác sĩ đã phải quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp.

Người phụ nữ 36 tuổi nhập viện vì thai ngoài tử cung vỡ, thừa nhận một sai lầm nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sản phụ có tiền sử 2 lần phẫu thuật do mang thai ngoài tử cung và 1 lần thai lưu, 2 vòi trứng đã cắt. Lần này, mang thai bằng phương pháp IVF. Tuy nhiên sau khi chuyển phôi, sản phụ không tới bệnh viện chuyên sâu để khám.