Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này
GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.
Thời gian gần đây, anh Lý (33 tuổi ở Trung Quốc) thường xuất hiện những cơn đau thắt ở ngang vào ban đêm. Lúc đầu, anh tưởng đó là một cơn đau nhất thời do làm việc quá sức nhưng cho đến lúc không chịu được nên đến viện khám.

Ảnh minh họa
Sau khi thăm khám, bác sĩ nghi ngờ đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim. Nghe vậy, anh Lý vẫn từ chối điều trị, không muốn kiểm tra thêm. Khi bác sĩ gặp lại anh vào ngày hôm sau thì anh Lý đã không còn thở nữa, anh bị lên cơn đau tim và qua đời trước khi được đưa tới bệnh viện.
Sự việc này không chỉ gióng lên hồi chuông cảnh báo chúng ta cần gặp bác sĩ và nghe theo lời khuyên của họ càng sớm càng tốt để được điều trị sớm nhất mà còn nhắc nhở chúng ta chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là lưu tâm đến triệu chứng đau lưng - một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải nhưng đa số đều phớt lờ.
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ, nhưng có những trường hợp được cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần.
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp như cơn đau thắt ngực thường gặp trong hội chứng động mạch vành cấp. Người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái, mức độ nặng, xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, lên cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau có kèm mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu, đau không giảm khi ngậm hay xịt thuốc nitrate.
Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực, nhưng có triệu chứng tương đương là khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.
Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau. Một số người đau nhẹ, một số người đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim đầu tiên là ngưng tim đột ngột.

Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả
- Thực hiện lối sống lành mạnh bằng cách đi ngủ sớm, đủ giấc, tập thể dục đều, ăn nhiều rau xanh, hạn chế muối, mỡ, không bỏ bữa sáng, uống nhiều nước vào sáng sớm mới dậy, không hút thuốc lá, không uống rượu bia,…
- Khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết và cân nặng, sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ.
- Với những người có bệnh lý sẵn cần sẵn sàng khi nhồi máu cơ tim xảy ra. Cần nhớ luôn mang theo điện thoại, có số điện thoại của người thân, bác sĩ để kịp gọi trợ giúp kịp thời.
- Những người có tiền sử bệnh mạch vành lâu năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả thì việc tìm đúng giải pháp hỗ trợ điều trị sớm ngay từ đầu là rất cần thiết.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.