Người đàn ông tử vong sau khi bị chó cắn rồi mổ giết thịt con vật
Từ đầu năm đến nay, Nghệ An có 5 trường hợp tử vong do bệnh dại. Các ca bệnh đều có yếu tố dịch tễ phức tạp và khó điều tra nên khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thì đã quá muộn.
Người bệnh chủ quan
Từ đầu năm đến nay, tại Nghệ An đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứng thứ 3 toàn quốc về số bệnh nhân tử vong do bệnh dại sau Điện Biên và Gia Lai. Các huyện có trường hợp tử vong gồm Quế Phong (2 người), Tân Kỳ (2), Quỳnh Lưu (1).
Bệnh nhi L.B.T sinh năm 2019, trú xã Châu Thôn, huyện Quế Phong. Từ ngày 18/2, trẻ bị sốt cao kèm theo nôn, co giật, có đờm dãi, mất ngủ được gia đình đưa ra Trung tâm Y tế huyện Quế Phong điều trị.
Sau đó, trẻ được chuyển tuyến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, nghi dại thể điển hình và tử vong ngày 20/2.
Một trường hợp khác là ông B.P (sinh năm 1960, trú xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu). Hơn 2 tháng trước, ông P. vào trang trại của gia đình trong rừng thì bị một con chó lạ cắn vào đầu ngón tay trỏ bàn tay phải, chảy máu nhiều.
Sau đó bệnh nhân về nhà tự rửa vết cắn bằng xà phòng, nặn máu ra, sát khuẩn bằng cồn, không đến trạm y tế xã, không đến bệnh viện sơ cứu và không đi tiêm vắc xin phòng dại. Con chó sau đó bị ông P. đập chết và đem về nhà mổ ăn thịt.
Ba ngày sau, ông P. đến nhà một người phụ nữ ở huyện Diễn Châu để thử bệnh dại bằng phương pháp dân gian và được thông báo không mắc bệnh dại.
Ngày 28/3, ông P. có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng nhưng vẫn ở nhà. Chiều 30/3, bệnh nhân được người thân đưa đến nhà y sĩ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu khám và được tư vấn đi bệnh viện để điều trị.
Đến 2h ngày 31/3, ông P. có dấu hiệu tức ngực, khó thở được đưa đến bệnh viện. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng, theo dõi bệnh dại, tư vấn chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An trong trình trạng sợ nước, sợ gió. Đến ngày 1/4, bệnh nhân tử vong.
Yếu tố dịch tễ phức tạp
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết, hầu hết các ca tử vong do dại trên địa bàn từ đầu năm đến nay đều có yếu tố dịch tễ rất phức tạp và khó điều tra.
Các ca khi xuất hiện triệu chứng được gia đình đưa đến các cơ sở y tế huyện và tỉnh. Tuy nhiên, người nhà và bệnh nhân cung cấp các thông tin chưa đầy đủ.
Một số bệnh nhân chơi với chó nhưng không xác định được con vật có nguồn bệnh và virus dại. Một số người biết mình bị chó cắn nhưng vì nhiều lý do khác nhau và tâm lý chủ quan, thiếu kiến thức về phòng chống bệnh dại nên không đi khám, tiêm huyết thanh, vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng, lên cơn dại thì đã quá muộn.
Trong khi đó, một số người dân tin tưởng các thầy lang có thể phát hiện và chữa khỏi bệnh dại.
Sau khi tiếp nhận thông tin các ca bệnh từ trung tâm y tế, bệnh viện, CDC Nghệ An đã cử cán bộ phối hợp điều tra, xác minh các trường hợp và triển khai biện pháp phòng chống bệnh dại. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh dại, tiêm vắc xin.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Nghệ An đã triển khai tiêm phòng huyết thanh kháng dại cho hơn 380 người; vắc xin phòng bệnh dại cho 3.342 người. 21 huyện, thành thị trên địa bàn đều có điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đối tượng bị chó, mèo nghi dại cắn.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Văn Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật mắc bệnh sang người chủ yếu qua vết cắn, vết liếm ở da bị tổn thương. Bệnh dại khi đã lên cơn thì tỷ lệ tử vong gần 100%. Cho tới nay, căn bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bác sĩ Cương khuyến cáo, người bị chó, mèo cắn, cào cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng phải xối rửa bằng nước sạch. Đồng thời, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 12 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 20 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 20 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.