Người đầu tiên trên thế giới nhiễm nấm từ cây trồng
Nhà nấm học đã bị nhiễm Chondrostereum purpureum - loại nấm gây bệnh bạc lá ở thực vật.

Người ta tin rằng người đàn ông đã tiếp xúc với loại nấm này khi thực hiện công việc nghiên cứu của mình. Ảnh:
The Telegraph cho biết người đàn ông 61 tuổi trở thành người đầu tiên trên thế giới mắc bệnh nấm thực vật, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về mối đe dọa mà chúng gây ra do biến đổi khí hậu và khả năng chống lại các phương pháp điều trị hiện có.
Người đàn ông giấu tên từng là nhà nấm học thực vật. Ông đến bệnh viện ở thành phố Kolkata, miền Đông Ấn Độ sau khi bị khàn giọng, ho, mệt mỏi, khó nuốt trong 3 tháng.
Kết quả cho thấy người đàn ông bị áp xe cạnh khí quản trên cổ. Khi các mẫu mủ được gửi đi xét nghiệm, người ta phát hiện ra ông đã nhiễm Chondrostereum purpureum - loại nấm gây bệnh bạc lá ở thực vật.
Nhà nấm học thực vật đã hồi phục hoàn toàn sau khi dùng hai loại thuốc chống nấm trong hai tháng. Tuy nhiên, sự nhiễm trùng đã báo động các chuyên gia y tế công cộng vì trước đây người ta không nghĩ bào tử nấm trong thực vật có thể lây nhiễm cho con người.
"Ông không có tiền sử bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hay bất kỳ bệnh mạn tính nào. Ông cũng không uống thuốc ức chế miễn dịch hay mắc chấn thương gì. Bệnh nhân là nhà nghiên cứu nấm học thực vật chuyên nghiệp đã làm việc với vật liệu thối rữa, nấm và các loại nấm thực vật khác nhau trong thời gian dài", một nghiên cứu được công bố trên Medical Mycology Case Reports nói về các triệu chứng mà người đàn ông mắc phải.
Nhiều người tin bệnh nhân đã tiếp xúc với loại nấm này trong khi thực hiện công việc nghiên cứu.
Nhà dịch tễ học Ramanan Laxminarayan cho biết: “Thế giới có hàng trăm triệu loài nấm và chỉ một phần nhỏ gây nhiễm trùng ở người. Tuy nhiên, chúng ta bắt đầu thấy hiện tượng nhiễm nấm kỳ lạ này vốn không gây nhiễm trùng ở người, giờ lại gây nhiễm trùng”.
Hàng triệu bệnh nhiễm nấm tồn tại nhưng các nhà khoa học chỉ xác định được khoảng 150.000 loại. Số ít hiện có thể tồn tại trong cơ thể con người, chẳng hạn Cryptococcus và Aspergillus, có thể gây ra các triệu chứng giống như viêm phổi.

Nhà nấm học thực vật đến từ Ấn Độ trở thành người đầu tiên trên thế giới bị nhiễm Chondrostereum purpureum, loại nấm gây bệnh bạc lá ở thực vật. Ảnh: Jiri Kamenicek.
Theo Quỹ Hành động Toàn cầu về Nhiễm nấm, 300 triệu người bị ảnh hưởng bởi mầm bệnh nấm nghiêm trọng mỗi năm, dẫn đến 1,6 triệu ca tử vong.
Đại dịch cũng đã làm trầm trọng thêm mối đe dọa này. Vào năm 2021, ít nhất 45.000 người ở Ấn Độ mắc Covid-19 đã mắc thêm bệnh nhiễm nấm thứ cấp Mucormycosis (được gọi là nấm đen) dẫn đến hơn 4.500 ca tử vong.
Virus corona cũng khiến các nguồn lực bị chuyển hướng khỏi việc nghiên cứu và điều trị các mầm bệnh nấm ít được biết đến. Từ năm 2019 đến năm 2021, số ca nhiễm nấm Candida auris, có thể lây nhiễm vào máu và hệ thần kinh trung ương, tăng gấp 3 lần, từ 476 lên 1.471 ca ở Mỹ.
Nhiễm nấm được cho là sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với con người trong những năm tới do khả năng kháng thuốc ngày càng tăng đối với số lượng nhỏ các phương pháp điều trị sẵn có và nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu gây ra.
Nhiệt độ ấm cho phép nấm thích nghi dễ dàng hơn để tồn tại trong cơ thể con người. Các bệnh nhiễm nấm hiện có thể lan sang các khu vực địa lý mới.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 35 giây trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 7 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 12 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.