Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người hát sử thi hiếm hoi của làng Jút

Thứ ba, 09:51 01/05/2018 | Giải trí

GiadinhNet - Chúng tôi đến làng Jút, xã Ia Dêr (Ia Grai, Gia Lai) vào một chiều nắng cháy. Con đường vào làng quanh co, gập ghềnh đá sỏi. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được nhà ông Ksor Sép - một trong những người già hiếm hoi còn hát sử thi của làng Jút. Hát cho chúng tôi nghe một khúc ru hời, giọng già Sép trùng xuống: “Lâu rồi không ai muốn nghe mình hát…”.


Đồng bào Tây Nguyên vẫn luôn gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Đồng bào Tây Nguyên vẫn luôn gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Chẳng còn người nghe hát

4h chiều, khi mặt trời đã ngả dần về bên mái núi, già Sép lùa đàn bò về làng trong tiếng hát nghêu ngao. Thấy người lạ, già Sép khẽ cười rồi hỏi khách: “Người Kinh muốn nghe hát hả? Vào nhà đi, lâu rồi không có ai muốn nghe mình hát...”. Già Sép dẫn khách vào nhà rồi ôm chóe rượu cần ủ góc bếp ra đãi khách. Già vội vàng đi thay bộ quần áo thổ cẩm đẹp nhất để hóa mình vào trong những bài hát cổ xưa.

Mọi công đoạn hoàn tất, già Sép mím môi hút mạnh cần rượu, tiếng rượu chảy qua cổ họng vang lên ừng ực, rồi già từ từ chuyền cho từng người ngồi cạnh. Sau khi vị nồng của rượu đã tràn trong lồng ngực, già Sép hỏi chúng tôi muốn nghe hát bài gì? Bấm đầu ngón tay, già liệt kê những bài hát sử thi về anh hùng, phong tục, tình yêu đôi lứa… Trước khi hát, già Sép lại vít cần xuống hút một hơi thật dài rồi già bảo: “Khi hát phải uống cái rượu, cái giọng nó mới ngọt được, tim sẽ không sợ mà đập nhanh giọng không ngập ngừng như lúc gặp người yêu!”.

Già Sép bắt đầu bài sử thi về chuyện tình đôi lứa với giọng hát trầm bổng dìu dặt, cảnh bên bờ suối với những cây xanh mượt mà, với cánh đồng lúa căng sữa hiện ra. Tiếp theo đó giọng già như dồn dập hơn khi hát về ánh mắt của đôi trẻ yêu nhau vào buổi hoàng hôn khi đôi lứa đi suối gặp nhau. Rồi giọng già lại chuyển sang thiết tha, mượt mà với lời hứa hẹn sánh đôi. Hát hết một lượt già lại giải nghĩa của bài hát bằng tiếng Việt, chúng tôi như chìm đắm vào câu chuyện tình yêu rồi cứ vít cần xuống uống liên hồi.

Kết thúc bài hát, giọng già Sép bỗng trùng xuống: “Lúc 12 tuổi, mình nghe trong câu hát của mượt mà như dòng suối về tình yêu của đôi lứa, về sự dũng mãnh như voi rừng của các anh hùng, rồi tấp nập như cảnh tỉa lúa trên nương, mình bắt đầu thích hát sử thi từ đó. Ngày xưa, trong làng nhiều người hát sử thi hay, giờ họ đã theo Yàng về với Atâu cả rồi. Lúc trước, khi điện chưa về làng. Trong các lễ hội như đâm trâu, lúa mới, pơ thi… mình hát suốt đêm, bọn trẻ vây quanh ánh lửa nhà rông chăm chú, đứa nào cũng muốn nghe kể, nghe hát. Khi điện về đến làng, bọn trẻ chỉ biết xem phim, nghe nhạc, rồi đua đòi hát hò, ăn mặc như ca sĩ diễn viên”.

Giọng già Sép chợt buồn thườn thượt: “Tại những buổi lễ ở nhà rông, mình nói những đứa nhỏ phải học hát sử thi để những người già vui cái bụng, cũng để biết cách mà trồng cây lúa, cây ngô, biết ông cha ngày trước đã sinh sống như thế nào. Nhưng cuối cùng không ai chịu học. Bây giờ mình chỉ biết hát lúc làm rẫy, lúc đi chăn bò cho đỡ nhớ thôi. Có hát ở nhà rông cũng không còn ai nghe nữa rồi”.

Cất sử thi trong sách?

Tâm sự với chúng tôi, ông Siu Hrin - Trưởng thôn Jút ném ánh mắt ra khỏi bậu cửa buồn rầu: “20 năm trước, số người hát sử thi trong thôn rất nhiều, đến nay, chỉ còn 3 người tuổi đã trên 60. Hát sử thi không chỉ là cầu nối tình cảm mà còn giúp lớp trẻ có kiến thức về văn hóa, lịch sử, trồng trọt, phong tục xưa… nhưng lớp trẻ không muốn tiếp nối. Đám trai làng chỉ thích ăn mặc, hát hò cho giống ca sĩ trên ti vi thôi. Cũng vì lý do này mà những người già hát sử thi còn lại thường tụ họp nói chuyện, uống rượu hát với nhau. Các già sẵn sàng dạy miễn phí nhưng bàn với bọn trẻ, chúng cũng không nghe”.

Không riêng gì ông Hrin, ông Lê Xuân Thái - Chuyên viên Phòng VH&TT huyện Ia Grai cũng đau đáu nỗi lo những bài hát sử thi sẽ trôi vào quên lãng. Ông Thái nói: “Hát sử thi nguy cơ mai một rất cao bởi việc bảo tồn gặp nhiều bất cập: người hát ít đi, không gian giúp họ thể hiện không còn. Hát sử thi toàn truyền bằng miệng, người trước truyền lại, người sau thêm bớt một vài từ, nội dung bài hát sẽ biến đổi. Hát sử thi ngày càng thiếu không gian và nơi kể, trong khi người nghe là lớp trẻ lại không mặn mà”.

Chúng tôi rời làng Jút khi ánh trăng đã treo chênh vênh trên ngọn tre cuối làng, men rượu cần vẫn còn nồng ấm, phảng phất trong hơi thở. Già Sép vẫn ngồi đó, bên chóe rượu cần, hát nghêu ngao những câu hát với chất giọng lúc trầm lúc bổng, lúc thiết tha mời gọi, lúc mượt mà như dòng suối, lúc hào hùng, mãnh liệt như con voi rừng trong rẫy. Tôi bỗng chợt nghĩ, rồi đây, khi những người như già Sép theo Yàng về với Atâu thì những bài hát sử thi có còn tồn tại trong cái thế giới văn minh đang ngày ngày biến đổi?!

Với dân số gần 1,4 triệu dân, trong đó có hơn 45% số dân là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là 2 tộc người bản địa J'rai và Bahnar, tỉnh Gia Lai đang tăng cường thực hiện các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá trong đó có hát sử thi. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một và mất dần theo thời gian. Số nghệ nhân am hiểu về văn hoá truyền thống trong cộng đồng cũng ngày một giảm sút. Mặt khác, do sự tác động của những yếu tố bên ngoài khiến cho nhận thức của một bộ phận người dân tộc thiểu số cũng có thay đổi. Những năm qua, tỉnh đã mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trên lĩnh vực văn hóa; hỗ trợ kinh phí và chế độ thù lao cho các nghệ nhân để mở lớp hát kể khan; phục dựng các lễ hội truyền thống và duy trì tổ chức định kỳ, đẩy mạnh công tác sưu tầm, phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội… Đến nay, Sở TT&TT đã sưu tầm được nhiều bài sử thi in thành sách để lưu giữ.

Theo ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Gia Lai, để bảo tồn sử thi, nhà nước cần có chính sách tổng thể là sưu tầm, ghi chép, ghi âm và in thành sách các bài hát để đưa vào các trường nội trú. Có chính sách cụ thể để bảo tồn, đặc biệt là chế độ đối với nghệ nhân đã được nhà nước công nhận. Mở các lớp truyền dạy hát kể sử thi, chọn học viên là những người có trí nhớ tốt, có khả năng cảm nhận đối với văn hóa sử thi để có thể tham gia truyền dạy về sau.

Đức Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MXH dậy sóng với chiêu thức tán gái và yêu cầu gây sốc khi hẹn hò của Huỳnh Hiểu Minh

MXH dậy sóng với chiêu thức tán gái và yêu cầu gây sốc khi hẹn hò của Huỳnh Hiểu Minh

Giải trí - 1 giờ trước

Bằng cách này Huỳnh Hiểu Minh tán đổ rất nhiều người đẹp.

Cặp song sinh Lisa - Leon và Hồ Ngọc Hà là món quà vô giá của Kim Lý

Cặp song sinh Lisa - Leon và Hồ Ngọc Hà là món quà vô giá của Kim Lý

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Đó là lời khẳng định của Kim Lý nhân sinh nhật tuổi 40 của Hồ Ngọc Hà.

Như Quỳnh tiết lộ quan hệ thực sự và lý do không dám nói chuyện với Hương Lan

Như Quỳnh tiết lộ quan hệ thực sự và lý do không dám nói chuyện với Hương Lan

Giải trí - 3 giờ trước

Danh ca Như Quỳnh đã chia sẻ về mối quan hệ với đàn chị Hương Lan.

Khai mạc Festival Ninh Bình 2024: Đẹp như bộ phim dã sử cổ trang

Khai mạc Festival Ninh Bình 2024: Đẹp như bộ phim dã sử cổ trang

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 diễn ra tối 24/11/2024 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình có nhiều màn trình diễn đẹp như bộ phim dã sử cổ trang.

Mỹ nữ gốc Hoa phim 'Sex and the City' ở tuổi U60 làm mẹ đơn thân kín tiếng

Mỹ nữ gốc Hoa phim 'Sex and the City' ở tuổi U60 làm mẹ đơn thân kín tiếng

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Lucy Liu - sao phim "Sex and the City" ở tuổi U60 có cuộc sống làm mẹ đơn thân kín tiếng, dù trải qua vài cuộc tình nhưng cô chưa khoác áo cô dâu.

Khánh Huyền đóng cặp với Quốc Tuấn ở 'Người thổi tù và hàng tổng' giờ ra sao?

Khánh Huyền đóng cặp với Quốc Tuấn ở 'Người thổi tù và hàng tổng' giờ ra sao?

Giải trí - 5 giờ trước

Khánh Huyền - diễn viên đóng vai vợ trưởng thôn Kiên (Quốc Tuấn) trong bộ phim nổi tiếng "Người thổi tù và hàng tổng" ở tuổi 53 vẫn khiến nhiều người trầm trồ vì vẻ đẹp mặn mà.

Nữ tiến sĩ là NSND nổi danh từ lúc 16 tuổi giờ ra sao?

Nữ tiến sĩ là NSND nổi danh từ lúc 16 tuổi giờ ra sao?

Giải trí - 7 giờ trước

"Khán giả xem xong bảo rằng "con nhỏ này kiểu gì sau này cũng nổi danh". Tôi nghe xong run lắm" – NSND Bạch Tuyết chia sẻ.

Bất ngờ cát-sê của NSƯT Chí Trung

Bất ngờ cát-sê của NSƯT Chí Trung

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Tương tác với fan, NSƯT Chí Trung hé lộ cát-sê đóng phim "Độc đạo" khiến nhiều người bất ngờ.

Đỗ Mỹ Linh khoe ảnh con gái giữa tin đồn mang bầu lần 2

Đỗ Mỹ Linh khoe ảnh con gái giữa tin đồn mang bầu lần 2

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Con gái của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh tạo dáng đáng yêu khi xuống phố cafe với mẹ. Cô bé ngày càng lém lỉnh và được mẹ khoe nhiều hơn với công chúng.

NSND Thu Hà mặc áo dài thêu phượng hoàng, diễn thời trang cùng dàn nghệ sĩ trẻ

NSND Thu Hà mặc áo dài thêu phượng hoàng, diễn thời trang cùng dàn nghệ sĩ trẻ

Xem - nghe - đọc - 21 giờ trước

NSND Thu Hà cùng vợ chồng Tuấn Hưng, H'Hen Niê, Hồng Diễm... trình diễn áo dài trong show ''Bước chân di sản 2" của đạo diễn Hoàng Công Cường và siêu mẫu Hạ Vy.

Top