Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người hùng thầm lặng bản Poọng từng xả thân cứu thoát hơn 400 người dân trong cơn lũ dữ

Thứ ba, 07:49 29/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Mưa trắng trời, lũ cuồn cuộn đổ về xé tan những ngọn đồi. Đất đá từ trên núi cao đổ ập xuống vùi lấp, cuốn trôi hàng trăm ngôi nhà. Nhiều bản làng gần như bị “xóa sổ” chỉ trong chốc lát. Trong giây phút nguy nan cận kề cái chết, anh Lò Quốc Tính - Trưởng bản Poọng (xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) lao mình vào dòng thác lũ, hô hoán mọi người chạy ra đường chính thoát thân. Hành động dũng cảm xả thân của anh đã cứu thoát hơn 400 người dân trong cơn lũ dữ.


Anh Lò Quốc Tính ngồi trên đống đổ nát hướng mắt về phía núi, nơi trước đây là những ngôi nhà giờ chỉ còn trong ký ức . Ảnh: Ngọc Hưng

Anh Lò Quốc Tính ngồi trên đống đổ nát hướng mắt về phía núi, nơi trước đây là những ngôi nhà giờ chỉ còn trong ký ức . Ảnh: Ngọc Hưng

Những ký ức hãi hùng

Đã 4 tháng trôi qua kể từ ngày người dân vùng biên viễn Mường Lát phải chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên. Những trận mưa xối xả, ầm ầm trút xuống trong vòng 2 ngày khiến đất, đá từ trên đồi cao sạt xuống vùi lấp nhiều bản, làng. Hàng trăm ngôi nhà mà người dân nơi đây chắt chiu cả một đời mới dựng được phút chốc bị lũ cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, giao thông bị tê liệt. Theo người dân địa phương, đây là những trận mưa lớn nhất trong vòng 60 năm qua tại huyện vùng cao này.

Sau lũ dữ, đi đến bất cứ bản làng nào trên vùng biên Mường Lát cũng thấy một khung cảnh hoang tàn, đổ nát chôn vùi tất cả tài sản, vật nuôi, diện tích hoa màu của người dân. Trên gương mặt mỗi người dân đều hiện lên vẻ hoang mang, lo lắng và những giọt nước mắt lăn dài theo dòng lũ dữ. Họ chỉ còn lại mạng sống và đôi bàn tay trắng.

Bản Poọng là địa phương được cho là thiệt hại nặng nhất. Toàn bản có 89 hộ với 418 nhân khẩu chủ yếu đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Mưa lũ đã cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa của 34 hộ dân, 17 hộ còn lại bị ngập bùn đất. Người dân phải sơ tán khẩn cấp. Sau lũ, bản Poọng tan hoang, xơ xác. Nhiều gia đình trắng tay, không còn nơi sinh sống.


Ông Lò Văn Poọm.

Ông Lò Văn Poọm.

Ông Lò Văn Poọm (ở bản Poọng) nhớ lại: “Trời mưa như trút nước từ hôm trước. Đến khoảng 12h ngày 30/8/2018, gia đình tôi đang làm ma cho anh trai bỗng nghe tiếng nổ rất lớn từ trên núi. Mọi người vẫn chưa biết có chuyện gì sẽ xảy ra, bỗng thấy cháu Tính lao vào hô to: “Chạy mau ra đường chính”. Mọi người vội bồng bế nhau chạy.

Tất cả diễn ra quá đột ngột, chỉ trong chốc lát, ngôi nhà bị bùn đá nhấn chìm, cuốn trôi. Ngôi nhà ấy gia đình tôi mới làm lại được 1 năm, hiện vẫn còn nợ ngân hàng 50 triệu đồng. 5 sào ruộng của gia đình cũng bị đất đá vùi lấp không thể canh tác… Tích góp cả một đời, giờ chúng tôi trắng tay. Nhưng vẫn may, nếu không có cháu Tính thì tính mạng chúng tôi khó giữ được. Gia đình tôi đang sống tạm tại lán nhỏ chờ vào khu tái định cư mới. Chúng tôi được nhà nước, các nhà hảo tâm hỗ trợ nên không bị đói rét”.

Ngồi thẫn thờ trong lán, hướng mắt về khu đất đá - nơi đó trước kia là ngôi nhà gắn bó gần hết cuộc đời, bà Hà Thị Loan thở dài: “Nếu không có Trưởng bản, chắc giờ chúng tôi chết hết rồi. Nước suối dâng cao, đất đá đổ ầm ầm, đứng trong nhà, chúng tôi chỉ biết ôm nhau kêu khóc. Lúc đó, từ đàng xa, tôi thấy chú Tính vừa chạy vừa hô mọi người ra ngoài. Tất cả bồng bế nhau chạy theo hướng tay Trưởng bản chỉ”.

Lao vào tâm lũ cứu dân


Những ngôi lán làm tạm khi người dân bị mất nhà. Ảnh: N.H

Những ngôi lán làm tạm khi người dân bị mất nhà. Ảnh: N.H

Nhớ lại những giây phút chính mình phải đối diện, cận kề cái chết, anh Lò Quốc Tính (SN 1983), Trưởng bản Poọng hồn nhiên cho biết: “Nếu mạng sống của mình có thể đổi lại quyền được sống cho hàng trăm con người khác thì quá xứng đáng phải không? Thời điểm đó, sự lựa chọn đó với tôi quá dễ dàng. Tuyệt nhiên tôi không hề có sự đắn đo, suy nghĩ”.

Những gì diễn ra vẫn in đậm trong ký ức của vị Trưởng bản trẻ tuổi. Lúc đó khoảng 4h sáng 30/8/2018, sau một đêm thao thức bởi những cơn mưa nặng hạt trút xuống mãi không ngừng, anh Tính vội vàng rời khỏi nhà với những bất an, lo lắng. Trước khi đi, anh chỉ kịp dặn gia đình: “Nếu nước lũ về phải chạy thật nhanh ra khỏi nhà. Cứ hướng tới những mô đất cao mà đứng. Mọi người, không ai được phép chủ quan”.


Khu tái định cư của người dân huyện Mường Lát sau lũ. Ảnh: N.H

Khu tái định cư của người dân huyện Mường Lát sau lũ. Ảnh: N.H

Ngồi trầm tư bên đống gỗ còn sót lại, anh Tính kể: “Ngoài trời mưa như trút. Dòng suối Lát hiền hòa thân thương, gắn bó với người dân trong bản bỗng trở nên hung tợn. Nước lên nhanh, chảy xiết, ào ào như thác đổ. Từng lớp đất đá trên núi nứt toác đang có dấu hiệu sạt xuống. Tôi chạy vội dọc con đường từ đầu bản đến cuối bản, gõ cửa từng nhà, hô hoán mọi người mau chóng chạy thoát thân. Khi đó mọi người vô cùng hoảng loạn. Mẹ bế con, người trẻ cõng người già, vừa chạy vừa kêu khóc thất thanh...

Tôi vừa chạy trong mưa lũ, vừa hướng dẫn người dân chọn những mô đất cao, tránh xa những sườn núi, chạy ra đường chính. Có một số người tôi phải lao qua suối giúp họ đến nơi an toàn. Lúc ấy, đất, đá, cây cối ngổn ngang, may mà thoát chết...”.

Giọng chùng lại, anh Tính kể tiếp: “Đến tận 6h sáng 31/8, chúng tôi mới đưa được người dân đến nơi an toàn. Thời điểm đó, bản đã bị cô lập hoàn toàn. Sau 2 ngày nhịn đói, chúng tôi được người dân bản Lát cho gạo nấu cơm ăn nhưng cũng chỉ đủ cho người già, trẻ em. Chưa bao giờ chúng tôi phải chứng kiến cảnh tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên. Ngay cả vợ con tôi cũng tưởng tôi đã chết. Rất may người dân được an toàn”.

Hình ảnh xúc động nhất có lẽ là giây phút anh Tính cõng chị Vi Thị Thu chạy đua cùng dòng nước lũ khi chị đang trở dạ. Giờ đây chị Thu đã “mẹ tròn con vuông”. Bé Hà Việt Cường con chị sinh ra trong trận đại hồng thủy càn quét bản làng là minh chứng rõ nhất khi nói về tình người, sự hi sinh thầm lặng giúp nhau trong lúc nguy khốn.

Nhớ lại những điều khủng khiếp nhất đã qua, điều Trưởng bản Tính day dứt nhất là ông nội anh đã mất trong đợt mưa lũ ấy. Em gái anh cõng ông chạy lũ suốt mấy tiếng trên lưng nhưng rồi ông mất vì cảm lạnh. Anh Tính nghẹn ngào: “Ông là người tôi yếu quý nhất. Nhưng khi ông mất, tôi không hề hay biết… Cuộc sống không có gì là trọn vẹn. Sự lựa chọn của tôi lúc đó đã cứu được người dân, nhưng lại không thể cứu được người ông tôi hằng kính mến”.


Con đường vào bản bị phá hủy, nhiều đoạn còn ngập trong bùn đất và bãi đất trống trước kia là nhà với những gì còn sót lại sau lũ.

Con đường vào bản bị phá hủy, nhiều đoạn còn ngập trong bùn đất và bãi đất trống trước kia là nhà với những gì còn sót lại sau lũ.

Suốt 22 tiếng đồng hồ, anh Tính đã hướng dẫn 418 người dân đến nơi an toàn và cũng chính anh vượt dòng nước lũ trong đêm cứu hàng chục người mặc kẹt. Bốn ngày sau lũ, anh Tính bàn với vợ đem nốt con lợn - chút tài sản quý giá nhất còn sót lại trong gia đình để cứu đói cho bà con. Khi đại nạn đã qua, mọi người được an toàn, đó là điều động viên, an ủi rất lớn đối với sự hi sinh của Trưởng bản Lò Quốc Tính.

Sau lũ, người dân trắng tay, anh Tính lại bận rộn với hàng cứu trợ. Mỗi khi nhận được lương thực, thực phẩm… anh thức thâu đêm để phân phát đến tận tay người dân, không để một ai bị đói, bị rét.

Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Văn Cường - Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: “Huyện cần khoảng 300 tỷ đồng để khôi phục lại hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản. Sau thiên tai, ngoài sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước, huyện cũng được các công ty, các nhà hảo tâm ủng hộ về vật chất rất nhiều. Chưa bao giờ người dân Mường Lát phải hứng chịu hậu quả thiên tai nặng nề đến thế. Thiệt hại là không thể đo đếm.

Phải mất rất lâu nữa Mường Lát mới có thể trở lại trạng thái trước cơn đại hồng thủy quét qua cuốn phăng tất cả. Riêng bản Poọng, chúng tôi đã báo cáo lên tỉnh khen thưởng hành động dũng cảm của Trưởng bản Lò Quốc Tính. Nếu không có Trưởng bản thì hậu quả mà bản Poọng phải gánh chịu là vô cùng lớn”.

Thanh Hóa: Xót xa mưa lũ tàn phá Mường Lát Thanh Hóa: Xót xa mưa lũ tàn phá Mường Lát

GiadinhNet - Những trận mưa xối xả, ầm ầm trút xuống trong vòng 2 ngày tại huyện vùng cao Mường Lát khiến đất, đá từ trên đồi cao sạt xuống, vùi lấp nhiều bản, làng. Nhiều người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, giao thông bị tê liệt khiến công tác cứu trợ cho bà con vùng lũ gặp nhiều khó khăn.

Ngọc Hưng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 26 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 42 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top