Người mắc bệnh tiền đình cần làm gì để nhanh khỏi, không bị tái phát
GĐXH - Người bị hội chứng rối loạn tiền đình cần được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hội chứng tiền đình tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống...
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Có 2 loại rối loạn tiền đình: rối loạn tiền đình ngoại biên do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình và rối loạn tiền đình trung ương do tổn thương nhân tiền đình hay các đường liên hệ của các nhân dây này ở thân não, tiểu não.
Dấu hiệu nhân biết người bị rối loạn tiền đình
Theo các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, bệnh tiền tình thường có những biểu hiện sau:
- Chóng mặt: Người bệnh có cảm giác xoay vòng (vertigo) hoặc mất thăng bằng. Triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài từ vài giây đến vài giờ.
- Buồn nôn và nôn: Nhiều người gặp cảm giác buồn nôn khi bị chóng mặt, có thể dẫn đến nôn mửa, nhất là khi di chuyển.
- Mất thăng bằng: Người bệnh thường khó khăn trong việc đứng vững hoặc đi lại hoặc cảm thấy như sàn nhà đang lắc lư hoặc rung chuyển.
- Ù tai: Nghe thấy tiếng ù hoặc tiếng vo ve trong tai, thường xuất hiện đồng thời với triệu chứng chóng mặt.
- Nhìn mờ: Thị lực có thể bị ảnh hưởng, làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc nhìn rõ, đặc biệt khi di chuyển.
- Mệt mỏi và kém tập trung: Cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong việc tập trung vào công việc hoặc các hoạt động hàng ngày.
Nguy cơ tiềm ẩn do bệnh tiền đình gây ra
- Gây chấn thương: Với triệu chứng mất thăng bằng, nguy cơ té ngã và chấn thương tăng cao, đặc biệt ở người cao tuổi.
- Tác động tâm lý: Việc thường xuyên phải sống chung với các triệu chứng như chóng mặt và buồn nôn có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm, hoặc cảm giác cô đơn.
- Mắc các bệnh lý khác: Người mắc hội chứng tiền đình có thể có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim mạch, và các rối loạn thần kinh.
- Hạn chế hoạt động hằng ngày: Các triệu chứng có thể làm cho người bệnh hạn chế tham gia các hoạt động xã hội, công việc và thậm chí là việc lái xe.
Cần làm gì khi có dấu hiệu tiền đình?
Hội chứng tiền đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải những dấu hiệu này, việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khi triệu chứng tiền đình xuất hiện, hãy thực hiện các bước sau:
- Ngồi hoặc nằm nghỉ: Tìm chỗ an toàn để tránh té ngã.
- Hít thở sâu: Giúp giảm lo âu.
- Tránh cử động đột ngột: Di chuyển từ từ.
- Uống nước: Đảm bảo cơ thể đủ nước.
- Tìm nơi yên tĩnh: Tránh ánh sáng mạnh và tiếng ồn.
- Ghi chép triệu chứng: Theo dõi tần suất và mức độ để thông báo bác sĩ.
- Tìm sự giúp đỡ: Gọi người thân nếu cần hỗ trợ.
- Hẹn bác sĩ: Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcNhiều người sử dụng giấm táo trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng đồng thời giấm táo cùng một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm…
5 nhóm thực phẩm phổ biến làm lượng đường trong máu tăng nhanh
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐường trong máu cao không được kiểm soát trong thời gian dài gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là với người bệnh đái tháo đường. Nắm được danh sách các nhóm thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu là một cách duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn.
Cảnh báo đột quỵ khi thức giấc trong thời tiết lạnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết trên địa bàn TPHCM những ngày qua chuyển lạnh vào sáng sớm, khiến nhiều người rơi vào tình trạng đột quỵ. Bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần chủ động giữ ấm cơ thể để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Cô gái 26 tuổi qua đời sau 10 năm chống chọi ung thư phổi, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái qua đời vì ung thư phổi chủ quan không đi khám khi thấy thường xuyên tức ngực. Cô rất hối hận vì đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh.
Bệnh đường hô hấp do hMPV: Phụ huynh không hoang mang, cần nâng cao cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
Loại củ được ví như 'nhân sâm' có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Củ sen có chỉ số đường huyết GI thấp, thích hợp với người bệnh tiểu đường bởi hàm lượng chất xơ trong củ sen cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no hơn, nhờ đó giảm lượng tiêu thụ thực phẩm...
Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường bất ngờ phải chạy thận suốt đời vì lý do nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nghĩ "uống thuốc Tây không tốt cho sức khỏe" nên ông bỏ thuốc điều trị bệnh tiểu đường và cũng không tái khám cho đến khi phải nhập viện gấp để chạy thận...
Người đàn ông 49 tuổi ở Hà Nội phải cắt bỏ tinh hoàn vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước khi bị cắt bỏ tinh hoàn, người đàn ông này tự lên mạng tìm hiểu thông tin và chẩn đoán mình bị viêm tinh hoàn. Sau đó tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hơn.
Khó tiểu, tiểu nhiều lần, người đàn ông 67 tuổi phát hiện căn bệnh nam giới nào cũng lo lắng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nam 67 tuổi mắc nhiều bệnh nền có biểu hiện khó tiểu, tiểu nhiều lần đã đến bệnh viện thăm khám phát hiện bị ung thư tuyến tiền liệt.
Mùa đông, ăn cam theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Quả cam chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, thêm cam vào chế độ ăn uống mùa đông giúp thải độc tố và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
Sáng ngủ dậy, uống ngay cốc nước mật ong pha cùng loại củ rẻ tiền này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong những ngày rét đậm, kết hợp uống nước mật ong gừng ấm sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...