Loại củ được ví như 'nhân sâm' có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Củ sen có chỉ số đường huyết GI thấp, thích hợp với người bệnh tiểu đường bởi hàm lượng chất xơ trong củ sen cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no hơn, nhờ đó giảm lượng tiêu thụ thực phẩm...

Người bệnh tiểu đường ăn củ sen có tốt không?
Về chỉ số đường huyết của củ sen thì đây là loại củ có chỉ số Gl (chỉ số đường huyết thực phẩm) là 33 và tải lượng đường huyết là 3, khiến nó trở thành thực phẩm có chỉ số GI thấp. Với cơ thể, thực phẩm có giá trị GI thấp sẽ được tiêu hóa và hấp thụ chậm, trong khi thực phẩm có giá trị GI cao sẽ được hấp thu nhanh chóng.

Ảnh minh họa
Về công dụng kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ "tồn đọng" mỡ máu, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn củ sen vì hàm lượng chất xơ cao làm chậm quá trình hấp thụ đường trong cơ thể thông qua việc giảm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Ngoài ra, củ sen còn tăng cường chuyển hóa lipid, giảm hấp thu chất béo và chứa 4,9 gam chất xơ, có thể đáp ứng tới 27% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong củ sen giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, và cảm giác no hơn, nhờ đó giảm lượng tiêu thụ thực phẩm.
Tuy nhiên, củ sen cũng chứa hàm lượng tinh bột tương đối, (khoảng 150 gam củ sen tươi nấu chín có lượng calo tương đương ½ bát cơm). Vì vậy, người bệnh tiểu đường nếu ăn củ sen cần chú ý giảm lượng thực phẩm chủ yếu như cơm, bánh mì, tinh bột... phù hợp để kiểm soát đường huyết của mình.
Lợi ích của củ sen đối với người bệnh tiểu đường
Theo Y học cổ truyền, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ Phế, bổ Tỳ, cầm máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng củ sen sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe người sử dụng.
Các chất dinh dưỡng trong củ sen bao gồm: Protein, carbohydrate, chất xơ, các vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, các nguyên tố vi lượng quan trọng như sắt, đồng, magie, mangan, kẽm, kali, phốt pho, natri... Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy trong củ sen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, các polysaccharide và polyphenol.

Ảnh minh họa
Đặc biệt, củ sen mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường, làm gia tăng các nguy cơ bệnh tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Nghiên cứu thực nghiệm bước đầu cho thấy chiết xuất từ củ sen kích thích tụy tăng tiết insulin, giảm đề kháng insulin ngoại vi, giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, củ sen với hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ rất tốt cho người bệnh đái tháo đường có thừa cân, béo phì và rối loạn mỡ máu.
Bên cạnh đó, thành phần natri và kali góp phần điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định. Vitamin C có trong củ sen là một chất chống oxy hóa rất quan trọng duy trì sức mạnh và tính toàn vẹn trong các cơ quan, mạch và da, góp phần hình thành collagen, tăng cường các chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường ăn củ sen cần biết điều này

Ảnh minh họa
Không ăn củ sen sống
Vì môi trường sống của củ sen là bùn đất nên vi khuẩn, các loại giun sán có thể tồn tại trong củ sen sống. Nếu bạn vô tình nhiễm phải chúng khi ăn sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, phù mặt... Do đó, cần nấu chín củ sen trước khi ăn.
Không ăn củ sen cùng củ cải trắng
Củ sen và củ cải trắng đều là thực phẩm có tính lạnh. Ăn 2 thực phẩm này trong một lúc sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạnh ở lá lách và dạ dày, dễ gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Không ăn khi bị lạnh bụng
Củ sen sống có tính mát, đối với người tỳ vị kém, bị tiêu chảy, ăn củ sen sống hoặc củ sen lạnh sẽ khó tiêu hóa, khiến triệu chứng lạnh bụng nặng thêm.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 11 phút trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Người đàn ông phát hiện u ác tính ở cột sống từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì đau lưng, người đàn ông được phát hiện mắc u tương bào cột sống, một loại u ác tính tế bào miễn dịch, có nguy cơ tiến triển thành đa u tủy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ nhồi máu não ngay lúc ngủ, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Chỉ vì quên uống vài cữ thuốc kháng đông điều trị rung nhĩ, hẹp van 2 lá, người phụ nữ 43 tuổi này đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị thủng đường tiêu hóa, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hiểm nhiều người mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ đã xử trí liên tiếp 2 trường hợp bị thủng đường tiêu hóa do dị vật, nhưng người bệnh không biết đã nuốt phải dị vật từ khi nào.

Người đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Buổi trưa, khi đang làm công việc thợ hồ thì người đàn ông này có dấu hiệu đột quỵ. Anh ngã quỵ, liệt nửa người bên trái trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt. Hãy kiểm soát lượng đường ngay từ bây giờ.